xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Quý bà cá mập” qua đời ở tuổi 92

P.Nghĩa (Theo National Geographic)

(NLĐO) – Bà Eugenie Clark, một nhà sinh học biển người Mỹ vốn đi tiên phong trong các dự án bảo tồn biển và nghiên cứu cá mập, vừa qua đời sáng 25-2 tại TP Sarasota, bang Florida.

Được mệnh danh là “Quý bà cá mập”, bà Clark đã dành cả cuộc đời và đam mê để tìm hiểu về loài động vật được xem như hung thần biển cả. Bà là một trong những nhà nghiên cứu cá mập đầu tiên sử dụng các thiết bị lặn để tác nghiệp dưới đáy biển và tự mình lặn xuống đại dương 70 lần, ngay cả khi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi.

 

Bà Clark xem xét một con cá mập sống ở vùng nước sâu Vịnh Suruga - Nhật Bản. Ảnh: National Geographic

Bà Clark xem xét một con cá mập sống ở vùng nước sâu Vịnh Suruga - Nhật Bản.

Ảnh: National Geographic

 

Trước khi bà Clark bắt đầu nghiên cứu cá mập vào những năm 1950, chúng vẫn là ẩn số đối với con người và được nhận xét là loài động vật “lầm lì và cực kỳ nguy hiểm”. Tuy nhiên, bà đã thay đổi quan niệm của mọi người khi chứng minh cá mập không đáng sợ như họ thường nghĩ. Một trong những bài viết của bà Clark đăng tải trên tạp chí National Geographic - tên gọi “Cá mập: Điều kỳ diệu và những hiểu lầm” - đã phần nào đánh tan lo ngại của công chúng.

Bà là người đầu tiên phát hiện “thuốc chống cá mập” hiệu quả từ chất dịch tiết ra từ một loài cá thân bẹt Moses, chỉ sống ở biển Đỏ. Tiếp đến, bà mạo hiểm vào hang động ngầm ở bán đảo Yucatán của Mexico để tìm kiếm “những con cá mập ngủ” lơ lửng trong nước, giúp các nhà khoa học đính chính giả thiết “cá mập phải di chuyển liên tục để hít thở”.

Nhiếp ảnh gia David Doubilet, người đồng hành cùng các chuyến lặn biển với bà Clark, kể lại bà là một phụ nữ dũng cảm và nhanh nhạy. Doubilet nhớ có lần ông cùng bà Clark lặn xuống biển Cortez và "quý bà" đã táo bạo cưỡi lên lưng một con cá mập voi dài khoảng 15 m. Lúc đó, ông tưởng là không bao giờ được gặp lại đồng nghiệp của mình nhưng cuối cùng chẳng có vấn đề gì xảy ra.

 

Bà Clark chụp ảnh với cua nhện không lồ Nhật Bản năm 1984. Ảnh: National Geographic

Bà Clark chụp ảnh với cua nhện khổng lồ Nhật Bản năm 1984. Ảnh: National Geographic

 

Biết bơi từ lúc 2 tuổi, bà Clark – một người Mỹ gốc Nhật – từng dạy Thái tử Nhật Bản Akihito học bơi. Bà cũng được biết đến là nhà nghiên cứu sinh vật biển đầu tiên phát triển trứng cá trong ống nghiệm và tìm ra một con cá mập quý hiếm 6 khe mang ở ngoài khơi biển Bermuda.

Khi bước sang tuổi 90 và mắc bệnh ung thư, bà Clark vẫn không từ bỏ đam mê mà tiếp tục những chuyến hành trình dưới lòng đại dương sâu thẳm cho đến khi từ giã cõi đời. Nhiếp ảnh gia Doubilet dành những lời khâm phục khi nói về người đồng nghiệp: “Những cống hiến của bà ấy thực sự không thể tin được”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo