Sắc lệnh khi đó viện dẫn Đạo luật Quyền lực kinh tế khẩn cấp quốc tế cho phép tổng thống có quyền điều chỉnh thương mại để đối phó với tình trạng khẩn cấp quốc gia đe dọa nước Mỹ.
Các nhà lập pháp Mỹ cho biết sắc lệnh hồi năm 2019 của ông Trump nhắm thẳng vào các công ty Trung Quốc như tập đoàn Huawei và ZTE.
Huawei bị liệt vào danh sách mối đe dọa an ninh quốc gia Mỹ hồi năm ngoái. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, một nguồn thạo tin cho biết Bộ Thương mại Mỹ cũng dự kiến tiếp tục gia hạn giấy phép, sẽ hết hiệu lực vào ngày 15-5, nhằm cho phép các công ty Mỹ tiếp tục hợp tác với Huawei.
Bộ Thương mại Mỹ ban hành một loạt gia hạn cho giấy phép tạm thời nói trên và trước đó cũng đã gia hạn đến ngày 1-4.
Huawei, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, cũng là một công ty thiết bị viễn thông lớn cung cấp công nghệ mạng 5G.
Kể từ khi liệt Huawei vào danh sách đen kinh tế vào tháng 5-2019 với lý do lo ngại mối đe dọa an ninh quốc gia Mỹ, Bộ Thương mại Mỹ vẫn cho phép Huawei mua một số hàng hóa do Mỹ sản xuất nhằm giảm thiểu sự gián đoạn cho khách hàng của mình.
Đến tháng 11 năm ngoái, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) tuyên bố Huawei và ZTE là mối đe dọa an ninh quốc gia Mỹ, ngăn chặn hiệu quả các khách hàng nông thôn của họ ở Mỹ sử dụng quỹ chính phủ trị giá 8,5 tỉ USD để mua thiết bị.
Ông Trump gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 hồi năm ngoái. Ảnh:: Reuters
Cùng ngày 13-5, Tổng thống Trump cho rằng bất kỳ lợi ích nào từ thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Quốc được ông ký kết hồi tháng 1 đều "rất nhỏ" so với thiệt hại của cái mà ông gọi là "dịch bệ từ Trung Quốc".
Hiện vẫn chưa rõ người mà ông Trump đề cập đến khi ông nói thỏa thuận với Trung Quốc là một việc rất tốn kém. Nhà Trắng từ chối bình luận thông tin trên.
Bình luận (0)