Một nhóm nghiên cứu đến từ Trường ĐH New South Wales (Úc) đã phát triển loại thuốc nói trên sau khi phát hiện ra một quy trình quan trọng trong việc sửa chữa ADN hư hỏng và tế bào lão hóa. Trong suốt quá trình thử nghiệm trên chuột, nhóm nghiên cứu nói trên nhận thấy loại thuốc này trực tiếp sửa chữa ADN bị hư hỏng gây ra do bức xạ hay quá trình lão hóa.
“Những tế bào của chuột già không khác với chuột non chỉ sau 1 tuần thử nghiệm” – GS Davide Sinclair, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết.
Quá trình thử nghiêm trên con người sẽ bắt đầu trong vòng 6 tháng tới tại bệnh viện Brigham and Women, TP Boston, bang Massachusetts - Mỹ.
GS Davide Sinclair (giữa). Ảnh: Daily Mail
“Nếu quá trình thử nghiệm trên con người tiến triển tốt, trong vòng 3-5 năm tới, chúng ta sẽ có một loại thuốc an toàn và hiệu quả phòng chống lão hóa” – ông Sinclair tự tin tuyên bố.
Công trình của nhóm nghiên cứu đến từ Úc này đã nhận được sự chú ý từ Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA). Nếu thành công, loại thuốc này có thể được dùng để bảo vệ phi hành gia khỏi tác hại của bức xạ mặt trời.
Sau khi trở lại Trái Đất, các phi hành gia thường bị lão hóa nhanh do bức xạ vũ trụ, yếu cơ, mất trí hay các triệu chứng khác.
Những sứ mệnh lên Sao Hỏa thậm chí còn nghiêm trọng hơn: 5% tế bào của phi hành gia sẽ chết và nguy cơ mắc bệnh ung thư có thể lên đến 100%. Bức xạ vũ trụ không chỉ là vấn đề của riêng phi hành gia mà của tất cả mọi người. Con người cũng tiếp xúc với bức xạ vũ trụ khi đi máy bay.
Nếu thành công, loại thuốc này còn có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành y, bao gồm mang lại sự sống cho trẻ em mắc bệnh ung thư.
TS Lindsay Wum, đồng nghiệp của GS Sinclair, cho hay 96% trẻ em ung thư sống sót mắc bệnh mãn tính trước năm 45 tuổi, bao gồm các bệnh về tim mạch, tiểu đường loại 2, bệnh Alzheimer, và những bệnh ung thư không liên quan gì đến bệnh ung thư ban đầu.
Bình luận (0)