Nếu không có điều này, tinh thần, năng suất, sức khỏe và an toàn của người lao động có thể sụt giảm. Ông Tim Fox, tác giả chính của báo cáo, cảnh báo thiệt hại cuối cùng là mất năng suất kinh tế, từ đó tác động đến kinh tế mỗi nước và toàn cầu.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) hồi năm 2019 dự báo thiệt hại kinh tế do căng thẳng nhiệt độ cao tại nơi làm việc sẽ tăng lên 2.400 tỉ USD vào năm 2030.
Công nhân xây dựng làm việc dưới trời nắng nóng ở thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc hôm 5-7 Ảnh: REUTERS
Đối mặt thực trạng nói trên, IMechE cho rằng một phần giải pháp sẽ liên quan đến việc thay đổi thiết kế của các tòa nhà, cơ sở hạ tầng…, bao gồm cả những công trình đã và chưa được xây. Ông Fox nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra môi trường làm việc an toàn và thoải mái trong điều kiện thời tiết ngày càng nóng.
Chuyên gia này cũng kêu gọi cách tiếp cận hoàn toàn mới để làm mát không khí mà không phụ thuộc vào hệ thống điều hòa không khí, vốn tác động tiêu cực đến môi trường.
Trong khi đó, một số nước đã lên kế hoạch cấm làm việc trong điều kiện thời tiết quá nóng. Chẳng hạn Bộ trưởng Lao động và Kinh tế Xã hội Tây Ban Nha Yolanda Díaz cho biết sẽ cấm làm một số công việc nhất định vào ban ngày trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt.
Bình luận (0)