"Bằng việc tìm kiếm các mối quan hệ thân thiết hơn cũng như nguồn đầu tư gia tăng từ Trung Quốc, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có nguy cơ phạm phải những sai lầm tương tự các quốc gia khác trong khu vực. Trong bối cảnh thâm hụt tài khoản vãng lai đã đạt đến mức độ không bền vững cũng như xuất hiện nhiều vấn đề tham nhũng liên quan đến các dự án đầu Trung Quốc ở một số quốc gia châu Á, Philippines nên từ chối đầu tư Trung Quốc" - Capital Economics cảnh báo Philppines trong một bản báo cáo có tựa đề "Chinese Investment Could Make Problems Worse" (tạm dịch: Đầu tư Trung Quốc có thể khiến các vấn đề tồi tệ hơn".
Cũng theo Capital Economics, sau chuyến viếng thăm 2 ngày Philippines, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 21-11 thông báo kế hoạch tăng cường đầu tư ở Philppines cũng như hỗ trợ tài chính cho quá trình tái thiết TP Marawi.
Công ty tư vấn nghiên cứu kinh tế này cho biết dù chưa có nhiều thông tin xác thực, những dự án này có tổng giá trị lên đến hàng chục tỉ USD.
Ngoài ra, Philippines và Trung Quốc nhiều khả năng sẽ lên kế hoạch cùng nhau khai thác khí đốt và dầu khí ngoài khơi Philippines, theo Capital Economics.
Dưới thời của Tổng thống Rodrigo Duterte, Philippines có quan hệ thân thiết hơn với Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Trong khuôn khổ chương trình cơ sở hạ tầng mang tên "Build, Build, Build" (Xây dựng, xây dựng, xây dựng), Philippines dự kiến thực hiện 75 dự án, khoảng 50% trong số này được lên kế hoạch hoàn thành ngay trong nhiệm kỳ của Tổng thống Duterte.
Tuy nhiên, Capital Economics khẳng định việc tăng mạnh chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng có thể gây ra "nhiều rủi ro lớn". Công ty tư vấn nghiên cứu kinh tế này cảnh báo rằng việc sử dụng nhiều vốn đầu tư nước ngoài có thể khiến tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai thêm tồi tệ cũng như gia tăng sức ép lên đồng peso của Philippines.
Capital Economics kết luận Philippines có thể gặp phải những vấn đề mà Pakistan, Sri Lanka và Malaysia đang đối mặt vì vốn đầu tư Trung Quốc.
"Trong viễn cảnh tồi tệ nhất, Philippines có thể đi vào vết xe đổ của Pakistan – nơi sự gia tăng chóng mặt của vốn đầu tư cơ sở hạ tầng Trung Quốc dẫn đến tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai bị nâng lên mức khoảng 5% GDP, tiền tệ sụp đổ và cần phải được Quỹ Tiền tệ Quốc tế cứu trợ" - Capital Economics cảnh báo.
Bình luận (0)