xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Siêu vi khuẩn đe dọa nhân loại

LỤC SAN

Các nhà nghiên cứu cho rằng siêu vi khuẩn lây lan nhanh chóng chính là do việc quá lạm dụng kháng sinh, với mong muốn dùng thuốc mạnh để cứu các bệnh nhân nguy kịch

Nhiễm siêu vi khuẩn kháng nhiều loại thuốc kháng sinh đã cướp đi sinh mạng của khoảng 33.000 người ở châu Âu mỗi năm và gánh nặng do tình trạng này gây ra bằng cả bệnh cúm, lao phổi và nhiễm HIV cộng lại.

Một phân tích của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật châu Âu (ECDC) phát hiện ảnh hưởng của tình trạng nhiễm vi khuẩn kháng thuốc đã gia tăng từ năm 2007, cùng với sự gia tăng đáng lo ngại các ca nhiễm vi khuẩn kháng các loại kháng sinh mạnh nhất (bao gồm một loại thuốc có tên gọi carbapenem). "Điều này rất đáng lo bởi những loại kháng sinh này là phương án điều trị cuối cùng hiện có. Một khi chúng hết tác dụng, sẽ rất khó điều trị nhiễm trùng, thậm chí nhiều trường hợp sẽ vô phương cứu chữa" - ECDC cảnh báo.

Theo Reuters, các chuyên gia ước tính khoảng 70% vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng hiện đã kháng được ít nhất một loại kháng sinh thường dùng. Theo thời gian, vi khuẩn có khả năng tiến hóa thành "siêu vi khuẩn" và chống lại được nhiều loại thuốc khác nhau. Đây sẽ là một trong những mối đe dọa lớn nhất mà ngành y học ngày nay phải đối mặt.

Được công bố trên tạp chí Lancet Infectious Diseases, nghiên cứu trên của ECDC tập trung vào 5 loại nhiễm trùng do vi khuẩn kháng kháng sinh gây ra ở Liên minh châu Âu và khu vực kinh tế châu Âu (EU/EEA). Đáng nói là khoảng 75% trường hợp nhiễm siêu vi khuẩn là do mắc phải tại các bệnh viện và phòng khám y tế - được gọi là nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc y tế (HAI).

Siêu vi khuẩn đe dọa nhân loại - Ảnh 1.

Nghiên cứu về tình trạng kháng thuốc kháng sinh tại châu Âu đang được đẩy mạnh. Ảnh: HORIZON-MAGAZINE.EU

Đúng như lo ngại của ECDC, các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Melbourne (Úc) hồi đầu tháng 9 năm nay cảnh báo rằng một loại siêu vi khuẩn kháng với tất cả thuốc kháng sinh đang lây lan qua các bệnh viện trên toàn cầu mà không bị phát hiện. Nó có thể gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong. Cụ thể, các nhà khoa học đã phát hiện 3 biến thể vi khuẩn kháng đa thuốc trong các mẫu thu thập từ 10 quốc gia, trong đó họ không thể chế ngự hiệu quả chủng vi khuẩn ở châu Âu bằng bất kỳ loại thuốc nào hiện lưu hành trên thị trường.

Vi khuẩn này có tên khoa học là Staphylococcus epidermidis, sống tự nhiên trên da người và thường lây nhiễm cho người lớn tuổi hoặc các bệnh nhân có cấy ghép bộ phận giả như ống thông đường tiểu và khớp giả.

Ông Ben Howden, Giám đốc Phòng thí nghiệm chẩn đoán vi trùng học tại Trường ĐH Melbourne và cộng sự đã nghiên cứu hàng trăm mẫu xét nghiệm của Staphylococcus epidermidis thu thập từ 78 bệnh viện khắp thế giới. Kết quả, họ phát hiện một số chủng của vi khuẩn này đã biến đổi về ADN, khiến chúng kháng được 2 loại kháng sinh thông dụng nhất thường được kết hợp để điều trị các ca nhiễm trùng bệnh viện.

Các nhà nghiên cứu cho rằng siêu vi khuẩn lây lan nhanh chóng chính là do các trung tâm điều trị tích cực quá lạm dụng kháng sinh, với mong muốn dùng thuốc mạnh để cứu các bệnh nhân đang nguy kịch.

Tổ chức Y tế thế giới từ lâu cũng cảnh báo việc dùng kháng sinh quá nhiều sẽ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc "sát thủ" mới. Trong khi đó, nhiều loại kháng sinh mạnh nhất không chỉ cực kỳ đắt đỏ mà còn có hại cho cơ thể và nhóm chuyên gia của Trường ĐH Melbourne lo ngại thói quen sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc thực ra không hiệu quả.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo