Đứng gần khuôn viên trường Đại học Songjiang, TP Thượng Hải, nam sinh viên kể trên giơ cao tấm biển in dòng chữ “Chia sẻ bạn gái”, đồng thời đề ra một số quy tắc dành cho các “khách hàng”. Thỏa thuận này bao gồm những hoạt động “không giới hạn” như ăn, chơi, học cùng nhau, thậm chí là hẹn hò nếu muốn.
Để chắc chắn về mẩu quảng cáo của mình, anh chàng còn chú thích thêm dòng chữ “Không phải một kiểu kinh doanh hài hước”. Theo tiêu chí mà nam sinh viên đưa ra, giá cả hẹn hò được quy định cụ thể từ 10 nhân dân tệ mỗi giờ đến 500 nhân dân tệ mỗi tháng, cho thuê “số lượng lớn”, tức không giới hạn thời gian.
Thông qua mạng xã hội, anh chàng chia sẻ thông tin chi tiết về người bạn gái cùng một bức ảnh của cô cho những người quan tâm. Bên cạnh đó, nam sinh viên tuyên bố chắc nịch bạn gái anh sẵn sàng tham gia chương trình lạ lùng này.
Đây không phải lần đầu tiên các tín đồ Táo khuyết phải dùng tới phương án ngoài 36 kế sách để kiếm tiền mua sản phẩm của Apple. Hồi năm 2012, một thiếu niên ở tỉnh Hồ Nam bán đi một quả thận và dùng tiền thu được mua một chiếc iPhone và iPad. Năm người đàn ông liên quan đến vụ việc sau đó bị cảnh sát bắt giữ.
Các công tố viên Thượng Hải cũng từng xử lý trường hợp một cặp vợ chồng bán con trên mạng để lấy tiền mua iPhone mới.
Trong tháng này, người dân Trung Quốc thất vọng vì Apple chỉ bán lô hàng iPhone 6 và iPhone 6 Plus đầu tiên ở Hồng Kông vào ngày 19-9 mà không bán 2 sản phẩm kể trên tại một số khu vực khác trong nước.
Các sản phẩm Táo khuyết từ khi ra mắt đã được coi là một món hàng khẳng định đẳng cấp của những người sở hữu chúng tại quốc gia đông dân nhất trên thế giới này.
Bình luận (0)