xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sóng gió sau thượng đỉnh Helsinki

THU HẰNG

Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin báo hiệu một trật tự thế giới mới

Nỗ lực khởi động lại quan hệ với Nga của Tổng thống Donald Trump đã vấp phải phản ứng chỉ trích tại Mỹ, sau khi ông "quên" đứng về phía cộng đồng tình báo nước nhà liên quan tới cáo buộc Moscow can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

"Bão" chỉ trích

Sai lầm bi đát, hổ thẹn, kỳ dị… là những chỉ trích đến từ nhiều thành viên Đảng Cộng hòa dành cho "màn trình diễn" gây sững sờ của ông Donald Trump trong cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Làn sóng công kích vỗ mặt từ chính "người nhà" gói lại một tuần lạ lùng của vị tổng thống khó lường của nước Mỹ, trong đó ông khiến đồng minh xa lánh trong khi với đối thủ lại ra sức vỗ về. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, vị lãnh đạo của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đảo lộn tất cả khái niệm đồng minh và đối thủ.

Các nhà lập pháp Mỹ ở cả lưỡng đảng và cựu quan chức tình báo đều không khỏi sốc và bất bình khi ông Trump bày tỏ tin tưởng với những bác bỏ của ông Putin về nghi án Nga can thiệp cuộc bầu cử năm 2016. Đây rõ ràng là đòn mạnh giáng vào giới chức tình báo và Bộ Tư pháp Mỹ. Và hẳn đối với một số người, chẳng khác nào sét đánh ngang tai khi người đứng đầu nước Mỹ lại đứng về phía đối thủ chiến lược của Washington và đổ lỗi cho cuộc điều tra này đã hủy hoại quan hệ hai bên.

Sóng gió sau thượng đỉnh Helsinki - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận quả bóng do Tổng thống Nga Vladimir Putin tặng trong cuộc họp báo chung sau hội nghị thượng đỉnh ở Helsinki Ảnh: REUTERS

Thượng nghị sĩ John McCain gọi thượng đỉnh ở thủ đô Hensinki - Phần Lan hôm 16-7 là sai lầm bi đát trong khi các đồng nghiệp khác của ông ở Đảng Cộng hòa như Ben Sasse hay Jeff Flake đánh giá cuộc gặp là kỳ dị, đáng hổ thẹn…

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan mở lời bênh vực cộng đồng tình báo Mỹ, đồng thời nhắn nhủ "Tổng thống cần hiểu Nga không phải đồng minh của chúng ta". Chia sẻ quan điểm này, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell cũng khẳng định "Nga không phải bạn của Mỹ".

Trong khi đó, một số nghị sĩ Cộng hòa ở hạ viện và thượng viện, những người được coi là đồng minh thân cận của Tổng thống Trump, lâu nay vốn tránh mở lời chỉ trích nhưng nay cũng tỏ ra lo ngại. Trong số này, cựu chủ tịch hạ viện Newt Gingrich gọi đây là sai lầm nghiêm trọng nhất trong nhiệm kỳ của ông Trump và cần sửa sai ngay lập tức.

Thảm họa

Trong khi làn sóng chỉ trích từ lưỡng đảng chưa có điểm dừng, truyền thông Mỹ cũng đăng tải không ít bình luận nặng nề, thậm chí báo USA Today còn táo bạo giật tít "Tổng thống Trump đã bán nước Mỹ cho ông Putin".

The New York Times ví von: Ông Trump đã cho thế giới thấy mình là cánh tay của ông Putin. Đăng tải những thông tin về sự lên án của các nhà lập pháp Mỹ đối với ông Trump nhưng tờ báo uy tín này của Mỹ lưu ý chẳng có nghị sĩ Cộng hòa nào của quốc hội cam kết hành động cụ thể để "trừng phạt" tổng thống.

Theo trang Politico, các trợ lý cấp cao của Tổng thống Trump đối mặt với những lời kêu gọi từ chức sau cuộc thượng đỉnh gây sốc. Ngoại trưởng Mike Pompeo, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, Giám đốc Tình báo quốc gia Dan Coats và Cố vấn An ninh quốc gia John Bolton nằm trong số những cái tên mà các nhà bình luận chính trị và giới chức lập pháp cho rằng nên ra đi sau màn trình diễn bị đánh giá là tồi tệ nhất của một tổng thống Mỹ ở nước ngoài.


Sóng gió sau thượng đỉnh Helsinki - Ảnh 2.

Vợ chồng Tổng thống Trump, Tổng thống Putin chụp ảnh cùng vợ chồng tổng thống Phần Lan. Ảnh: Reuters

Bình luận trên trang Politico, tác giả Christopher Cadelago cho rằng Tổng thống Trump gọi cuộc gặp của ông với người đồng cấp Nga hôm 16-7 là một bước tiến về phía tương lai tươi sáng nhưng cộng đồng quốc tế lại nghĩ khác: Thượng đỉnh này báo hiệu một trật tự thế giới mới.

Giám đốc Trung tâm Mỹ và châu Âu Thomas Wright cho rằng ông Trump đang tỏ ra thoải mái với đối thủ hơn là đồng minh. Sau khi bị nhà lãnh đạo Mỹ gọi EU là kẻ thù về thương mại, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas hôm 16-7 đã nói trên báo Funke rằng châu Âu không còn có thể tin cậy hoàn toàn vào Nhà Trắng.

Theo CNN, việc đứng về phía ông Putin thay vì cộng đồng tình báo Mỹ là điều khó có thể tồi tệ hơn ở cương vị tổng thống Mỹ. Mặt khác, diễn biến này cũng thêm sức nặng cho những nhận định rằng ông Trump đặt lợi ích của mình lên trên nước Mỹ và hậu quả của hành động như vậy sẽ vô cùng đáng ngại.

Hình ảnh một nhà lãnh đạo Mỹ mạnh mẽ mà ông Trump ít nhiều còn níu kéo được trong lòng nhiều cử tri có thể sụp đổ và không bao giờ khôi phục được nữa. Đó rõ ràng là một thảm họa chính trị ngắn hạn mà cuộc gặp thượng đỉnh để lại cho nhà lãnh đạo Mỹ. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo