Thông tin trên được Bộ trưởng Cảng Sri Lanka, ông Arjuna Ranatunga, mới xác nhận gần đây. Theo đó, Sri Lanka sẽ bán 80% cảng Hambantota cho Công ty quốc doanh China Merchants Port Holdings với giá khoảng 1,12 tỉ USD. Thỏa thuận chính thức giữa 2 bên sẽ được ký kết vào tháng 1-2017.
Trong cuộc họp báo hôm 12-12, ông Ranatunga tuyên bố sẽ sa thải những công nhân đình công nếu họ không dừng lại và quay lại làm việc ngay lập tức.
Cuộc đình công diễn ra ngay sau khi Bộ trưởng Phát triển Sri Lanka Malik Samarawickrama tiết lộ thông tin bán 80% cảng Hambantota. “Quan trọng là nền kinh tế quốc gia phải được phát triển bền vững. Đây không phải là nỗ lực bán cảng Hambantota cho một quốc gia khác hay phản bội Sri Lanka, như nhiều người cáo buộc” – ông Samarawickrama nhấn mạnh.
Sri Lanka sẽ bán 80% cố phiểu cảng Hambantota cho Trung Quốc. Ảnh: Joc
Tọa lạc tại vị trí chiến lược ở phía Nam Sri Lanka, cảng Hambantota có tiềm năng trở thành một phần quan trọng trong tuyến thương mại hàng hải quốc tế, nối châu Á và Trung Đông. Công cuộc phát triển cảng này bắt đầu từ năm 2008 và Sri Lanka đã vay mượn Trung Quốc hơn 80% chi phí phát triển cảng 1 tỉ USD.
Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena từng cam kết sẽ mở rộng mối quan hệ quốc tế để không còn phải phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, do tình trạng nợ nần chồng chất, quốc gia này không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục nhờ vả Trung Quốc.
Công cuộc xây dựng Hambantota được bắt đầu dưới thời cựu Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaksa, người khởi xướng chính sách ngoại giao xoay quanh Bắc Kinh. Cảng Hambantota được xem là biểu tượng tình bạn giữa 2 nước. Một phần cảng Hambantota đã được đưa vào khai thác và công cuộc mở rộng cảng vẫn đang được thực hiện.
Công nhân cảng Hambantota biểu tình. Ảnh: Wsws
Bình luận (0)