xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sứ mệnh hàn gắn chờ ông Joe Biden

Xuân Mai

Ông Joe Biden có kế hoạch thay chính sách "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump bằng "Ngoại giao trên hết" nhằm khôi phục lòng tin của các đồng minh

Từ châu Âu đến Trung Đông và châu Á, phong cách ngoại giao của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã khiến đồng minh dường như xa lánh Mỹ, buộc người kế nhiệm Joe Biden đối mặt với một loạt vấn đề an ninh quốc gia gây tranh cãi.

Theo hãng tin AP, ông Biden hồi tháng trước từng nhấn mạnh rằng "Nước Mỹ trở lại, sẵn sàng dẫn đầu thế giới, không thoái lui", nhiều khả năng sẽ đảo ngược nhiều động thái của người tiền nhiệm.

Ông Biden cho rằng các liên minh toàn cầu cần được xây dựng lại để chống biến đổi khí hậu, giải quyết đại dịch Covid-19 và chuẩn bị ứng phó các dịch bệnh trong tương lai, cũng như đối mặt với mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc.

Các nhân viên chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia được ông Biden đề cử cho đến nay đều là những nhân vật theo chủ nghĩa đa phương. Tổng thống đắc cử có kế hoạch đưa Mỹ tái gia nhập Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và trở lại Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Ông Biden dự kiến xoa dịu mối quan hệ căng thẳng với châu Âu và các nước đồng minh khác, đồng thời ngăn các thành viên NATO xung đột và đưa Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran.

Sứ mệnh hàn gắn chờ ông Joe Biden - Ảnh 1.

Tổng thống đắc cử Joe Biden phát biểu tại trụ sở chuyển giao quyền lực ở TP Wilmington, bang Delaware - Mỹ hôm 15-1 Ảnh: REUTERS

Một nhà ngoại giao cấp cao châu Âu nói với đài CNN rằng tác động lâu dài của chính sách "Nước Mỹ trên hết" khiến Mỹ có ít bạn bè hơn ở châu Âu. Quan điểm chung tại Brussels cho rằng ông Trump đã chặn rất nhiều điều mà EU hướng tới trên trường quốc tế, đặc biệt là thỏa thuận hạt nhân Iran và Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Giới quan sát kỳ vọng mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương sẽ được cải thiện dưới thời ông Joe Biden và nhìn nhận 4 năm nhiệm kỳ của ông Trump đã khiến chính trường châu Âu không ít lần lúng túng.

Bà Cathryn Cluver Ashbrook, Giám đốc điều hành Dự án về châu Âu và mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương tại Trường Harvard Kennedy (Mỹ), nhận định mối quan hệ với châu Âu đã thay đổi và giờ đây bị phủ bóng bởi sự hoài nghi. Hành động khó lường của ông Trump tác động đến tất cả lĩnh vực ở châu Âu như thương mại, quốc phòng.

Bà Ashbrook cho rằng ảnh hưởng của Mỹ đối với quốc phòng, an ninh và các ưu tiên toàn cầu khác của châu Âu đang giảm đi. Điều này khiến nhiều quốc gia phải suy nghĩ nghiêm túc hơn về tương lai của họ với một nước Mỹ kém quyết đoán hơn. Mặc dù lạc quan rằng ông Biden sẽ khôi phục cách tiếp cận hợp tác đối với những ưu tiên chung, các nhà ngoại giao và quan chức châu Âu vẫn kiên quyết theo đuổi chính sách quốc phòng độc lập và sự tự chủ chiến lược quốc tế.

Bà Fiona Hill, từng là nhân viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, nhận định với việc ông Trump đắc cử vào năm 2016 và hàng chục triệu phiếu bầu dành cho ông trong cuộc bầu cử năm 2020 phản ánh một nước Mỹ đang chia rẽ sâu sắc.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Biden và Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris hứa hẹn là một trong những lễ nhậm chức khác biệt nhất trong lịch sử nước Mỹ. Bộ Quốc phòng Mỹ đã ủy quyền cho 25.000 vệ binh, tăng 5.000 người so với con số được xác nhận hồi đầu tuần, để hỗ trợ nhiệm vụ thực thi pháp luật liên bang và bảo đảm an ninh trong lễ nhậm chức của ông Biden. Nhiều bang và vùng lãnh thổ cũng triển khai lực lượng vệ binh đến thủ đô để hỗ trợ sự kiện ngày 20-1 sau khi xảy ra cuộc bạo loạn tại Quốc hội Mỹ hôm 6-1. 

Tuần cuối nhiệm kỳ yên ắng

Theo đài CNN, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi dự kiến chuyển nghị quyết luận tội ông Trump lên Thượng viện trong tuần tới để khởi động phiên xử ông Trump tại cơ quan lập pháp này. Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát hôm 13-1 đã thông qua nghị quyết luận tội ông Trump với cáo buộc "kích động nổi dậy" sau vụ bạo loạn tại trụ sở Quốc hội Mỹ vào tuần rồi.

Thời gian cho phiên xử luận tội tại Thượng viện vẫn chưa được ấn định. Điều này phản ánh thực tế Đảng Dân chủ không muốn tiến trình luận tội ông Trump tại Thượng viện "chiếm sóng" những ngày đầu nhậm chức của ông Biden. Trong khi đó, các nhân viên Nhà Trắng tiết lộ ông Trump đã thu mình trong Nhà Trắng sau khi Hạ viện thông qua nghị quyết luận tội lần hai. Theo hãng tin AP, ông Trump cũng tỏ ra thất vọng khi các trợ lý và cố vấn xa lánh ông trong những ngày cuối nhiệm kỳ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo