xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sự trỗi dậy của ông nội trợ

Hoàng Phương

Khi bị chẩn đoán mắc một chứng bệnh khiến ông không thể đi làm, Shuichi chỉ mới 30 tuổi và đang làm kỹ sư tại một công ty công nghệ ở thủ đô Tokyo - Nhật Bản.

Ông đề nghị ly hôn với người vợ mới cưới 1 năm vì không muốn trở thành gánh nặng. Đáp lại, vợ ông không chỉ quở trách chồng mà còn đề xuất điều hiếm thấy vào thời điểm đầu những năm 2000: Bà sẽ đi làm kiếm tiền, còn ông ở nhà làm nội trợ.

Vào thời điểm đó, đàn ông Nhật Bản vẫn là lực lượng lao động chính trong lúc phụ nữ chỉ mới được phép theo đuổi sự nghiệp được hơn 10 năm. Trước khi Nhật Bản thông qua Đạo luật Cơ hội việc làm bình đẳng năm 1986, phụ nữ không được khuyến khích ra ngoài làm việc hoặc theo đuổi sự nghiệp lâu dài.

Vào năm 2001, thời điểm vợ ông Shuichi trở thành trụ cột của gia đình, cơ hội việc làm mở ra cho phụ nữ nhiều hơn nhưng chuyện đàn ông làm nội trợ vẫn là chuyện khác thường. Người Nhật thường gọi một người đàn ông có vợ và thất nghiệp là himo (nghĩa là "sợi dây"), tức mỉa mai họ phụ thuộc kinh tế vào vợ.

Sự trỗi dậy của ông nội trợ - Ảnh 1.

Ngày càng có nhiều đàn ông Nhật Bản ở nhà làm nội trợ và trông con Ảnh: THE JAPAN TIMES

Cũng kể từ đầu những năm 2000, theo tờ South China Morning Post, Nhật Bản chứng kiến tỉ lệ sinh sụt giảm, dân số già hóa nhanh và tình trạng thiếu hụt lao động. Điều này buộc nhà chức trách chuyển sự chú ý sang một nguồn lực lao động chưa được tận dụng đầy đủ: phụ nữ. Trước đó, quan điểm của chính phủ Nhật là nếu phụ nữ ra ngoài làm việc, họ sẽ trì hoãn kết hôn và sinh con, khiến tỉ lệ sinh sụt giảm.

Năm 2005, Tokyo bắt đầu tìm cách thuyết phục phụ nữ đi làm chịu sinh con, cử các bộ trưởng ra nước ngoài học hỏi các kinh nghiệm, chính sách liên quan đến chế độ nghỉ thai sản và trợ cấp. Dù vậy, tình hình vẫn không có gì thay đổi. Số lượng phụ nữ đảm nhận vai trò quản lý ngày càng tăng trong lúc tỉ lệ sinh tiếp tục giảm.

Sau thời gian tìm hiểu, giới chức Nhật Bản "ngộ" ra rằng họ đã tập trung nhầm giới tính. Lý do phụ nữ Nhật Bản ngán sinh con không liên quan nhiều đến chuyện đi làm mà chủ yếu vì nam giới không chịu hỗ trợ chăm sóc con cái.

Từ năm 2008, chính phủ Nhật bắt đầu thí điểm dự án Ikumen với mục đích soạn thảo những chính sách tạo ra một môi trường làm việc thân thiện với các ông bố và khuyến khích đàn ông dành nhiều thời gian cho con cái hơn.

Nỗ lực mới bước đầu mang lại kết quả khả quan khi ngày càng có nhiều nam giới tận dụng những chính sách Ikumen. Chẳng hạn, tỉ lệ đàn ông nghỉ phép hưởng lương khi vợ sinh con (tối đa 12 tháng) tăng từ 1,9% năm 2012 lên 7% năm 2017. Một số ông bố bắt đầu về nhà sớm hơn theo tiêu chuẩn Nhật Bản (18 giờ, thay vì 23 giờ) trong lúc số lượng "ông chồng nội trợ" cũng tăng dần.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo