xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sức nặng của 2.500 nhà khoa học

NGUYỄN CAO

“Hackergate” (xì-căng-đan tin tặc) chứ không phải “climategate” (xì-căng-đan khí hậu), Achim Steiner, Giám đốc Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc, đã khẳng định như vậy hôm 6-12 trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu diễn ra tại Copenhagen, thủ đô Đan Mạch

Achim Steiner lưu ý rằng cụm từ “climategate“ mà báo chí dùng để mô tả vụ tin tặc đột nhập vào máy chủ của bộ phận nghiên cứu khí hậu (CRU)  Trường Đại học Đông Anglia (UEA) ở Norfolk, Anh, làm người ta liên tưởng đến Watergate, một vụ xì-căng-đan chính trị ở Mỹ khiến tổng thống Richard Nixon phải từ chức. Vậy “climategate” có thật sự là một vụ xì-căng-đan về khí hậu ?


Theo ông Steiner, không phải. Đó là một vụ xì-căng-đan tin tặc “hackergate”. Ông nhấn mạnh: “Đừng quên rằng từ “gate” chỉ một địa điểm (cao ốc Watergate ở Washington) nơi mà  dữ liệu bị ăn trộm bởi những tên được trả tiền để làm việc đó. Báo chí nên điều tra theo hướng đó”.

Hướng đó tức là ai đã trả tiền cho tin tặc đột nhập máy chủ  ăn cắp hơn 1.000 thư điện tử của các nhà khoa học và khoảng 3.000 tài liệu rồi phát tán trên mạng internet nhằm gây ra một vụ xì-căng-đan về khí hậu (climategate) đúng vào thời điểm Hội nghị Thượng đỉnh Copenhagen sắp diễn ra để phá hoại nó.


Tin tặc Nga


Trên số báo ngày 6-12, nhật báo Daily Mail số chủ nhật xuất bản tại London, đăng một bài điều tra, theo đó, hàng trăm thư điện tử rò rỉ trên mạng lần đầu thông qua  một máy chủ web nhỏ tên Tomcity của Công ty Tomline chuyên về an ninh mạng nằm trong một ngôi nhà nhỏ màu đỏ ở Tomsk, một thành phố 630.000 dân ở Siberia, Nga.


Các bức thư này đã làm xôn xao dư luận bởi nó hình như cho thấy một số nhà khoa học lớn của Anh (trong đó có giám đốc CRU là tiến sĩ Phil Jones) có một số gợi ý ngụy tạo các số liệu, giấu giếm những dữ liệu của các nhà khoa  học bất đồng chính kiến nhằm bảo vệ thuyết con người là một trong những tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu trên toàn cầu, được đa số các nhà khoa học về khí hậu thừa nhận.


CRU được quốc tế công nhận là một trong những nguồn thông tin quan trọng nhất về biến đổi khí hậu. Ủy ban Liên chính phủ về khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) đã dùng nguồn thông tin này để làm cơ sở đối phó với biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu.

Với tầm quan trọng như vậy, một số nhà khoa học theo phái “đa nghi khí hậu” (không thừa nhận mối quan hệ giữa con người và biến đổi khí hậu) đã vội vã kết luận rằng đây là một bằng chứng cho thấy có sự khuất tất trong thuyết biến đổi khí hậu chính thống.

img
Mặt tiền trụ sở Công ty Tomline ở Tomsk, nơi nghi ngờ là nguồn rò rỉ những bức thư điện tử ăn cắp ở Anh. Ảnh: Daily Mail

Có một chi tiết đáng chú ý: Ngay sau khi phát tán thư điện tử ăn cắp đường dẫn đến máy chủ Tomcity đã bị xóa ngay. Tomcity trước đây được Đại học Tomsk, một trong những trường đại học hàng đầu ở Nga và nhiều viện nghiên cứu khoa học Nga, sử dụng. Nó đã từng bị tin tặc sử dụng nhiều lần để đột nhập máy chủ các nơi.


Lần này, theo hãng tin trực tuyến Nga Gazeta.ru, cũng có thể tin tặc Nga đã cướp máy chủ của Trường Đại học Tomsk để hành sự. Mà đối với tin tặc Nga vốn khét tiếng là cao thủ quốc tế, theo các chuyên gia về máy tính của Scotland Yard (Sở Cảnh sát  London), chuyện đánh thuê rất phổ biến. Vấn đề là ai thuê bọn tin tặc này còn mục đích thì đã quá rõ ràng: phá hoại Hội nghị Copenhagen.


Không ảnh hưởng nhiều


“Climategate” ảnh hưởng cỡ nào đến Hội nghị Copenhagen? Người đầu tiên đặt vấn đề “mức độ lòng tin” đối với khoa học  về biến đổi khí hậu trong ngày khai mạc Hội nghị Copenhagen là Mohammed al-Sabban, trưởng đoàn đại biểu Ả Rập Saudi, nước dẫn đầu các nước sản xuất dầu mỏ trong tổ chức OPEC.  Al-Sabban tuyên bố: “Mức độ lòng tin đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng” và ông kêu gọi mở một cuộc điều tra quốc tế.


Ai cũng biết Ả Rập Saudi là nước chống đối kịch liệt mọi thỏa thuận cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bởi vì nếu Hội nghị Copenhagen đạt được một thỏa thuận như mong muốn thì các nước xuất khẩu dầu mỏ, trong đó có Ả Rập Saudi, sẽ thiệt hại nặng về doanh số: giảm 4.000 tỉ USD từ nay đến năm 2030.


Tuy nhiên, lời kêu gọi của Al-Sabban không tạo ra được hiệu ứng như mong muốn. Lời  tiên đoán của ông mấy ngày trước đây trên đài BBC, theo đó “climategate” sẽ tạo một chấn động lớn trong những cuộc thảo luận tại hội nghị cũng đã không xảy ra.


Jonathan Pershing, trưởng đoàn Mỹ, nhận định rằng “climategate” là một sự kiện do những kẻ cơ hội tạo ra. Ông nhấn mạnh: “Đó là cách thể hiện  xấu về sự thiết thực của khoa học. Chúng tôi đã từng đối mặt với những sự kiện tương tự. Nhưng khoa học về biến đổi khí hậu rất có thực chất và thiết thực”.


Jean Pascal van Ypersele, Phó Chủ tịch IPCC, cũng không tin rằng các phái đoàn thương thuyết quan tâm đến “climategate”. Trong khi đó, Yvo de Boer, trưởng ban tổ chức Hội nghị Copenhagen, mặc dù thừa nhận vụ “climategate” làm tổn hại đến hình ảnh của nghiên cứu biến đổi khí hậu, đánh giá rằng hội nghị vẫn tiến hành bình thường.


De Boer cho biết quá trình nghiên cứu biến đổi khí hậu dựa trên lịch sử thu thập dữ liệu minh bạch và khách quan trong hơn 21 năm qua của   hơn 2.500 nhà khoa học về khí hậu.

Rajendra Pachauri, Chủ tịch IPCC, nhấn mạnh: “Nó là thành quả  của hàng ngàn nhà khoa học ở khắp nơi trên thế giới. Những kết luận trong báo cáo số 4 (công bố năm 2007) của chúng tôi dựa trên dữ liệu của  nhiều viện nghiên cứu độc lập trên thế giới ghi nhận những biến đổi khí hậu quan trọng trên mặt đất, trong khí quyển, trên biển và ở hai đầu cực trái đất”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo