xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tại sao là Pháp?

Phương Võ

Ít nhất 200 phần tử thánh chiến người Pháp đã trở về nước sau một thời gian sống trên những lãnh thổ do IS kiểm soát

Một loạt vụ tấn công khủng bố ở thủ đô Paris đêm 13-11 (giờ địa phương) đang khiến thế giới phẫn nộ nhưng có lẽ không làm nhà chức trách Pháp quá sốc bởi nước này từ lâu đã biết rõ những mối đe dọa nhằm vào mình.

Theo tờ Telegraph (Anh), lý do Pháp trở thành mục tiêu tấn công “ưa thích” của những phần tử Hồi giáo cực đoan (gần chục vụ xảy ra trong vài năm trở lại đây) không có gì khó hiểu: Nước này đang chống lại các phần tử thánh chiến khắp thế giới trong lúc có cộng đồng người Hồi giáo lớn nhất châu Âu (4,7 triệu người, chiếm 7,5% dân số) và là một xã hội bị xem chia rẽ sâu sắc.

Ngoài ra, hiểm họa còn xuất phát từ tình trạng súng ống dễ dàng tuồn vào Pháp, cộng với hàng ngàn công dân nước này đến Syria, Iraq để tham gia các tổ chức như Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Đáng báo động hơn, ít nhất 200 phần tử thánh chiến người Pháp đã trở về nước sau một thời gian sống trên những lãnh thổ do IS kiểm soát.

 


Người dân thương tiếc nạn nhân của vụ tấn công bên ngoài quán bar La Carillon

ở thủ đô Paris - Pháp hôm 14-11 Ảnh: Reuters

Người dân thương tiếc nạn nhân của vụ tấn công bên ngoài quán bar La Carillon

ở thủ đô Paris - Pháp hôm 14-11 Ảnh: Reuters

 

Theo đài Sky News, những vụ thảm sát mới nhất ở Paris có thể nhằm khiêu khích nhà chức trách phản ứng mạnh tay hơn, đồng thời làm gia tăng rạn nứt trong lòng xã hội và xung đột giữa các tôn giáo ở Pháp. Phe cực hữu - nhất là bà Marine Le Pen, thủ lĩnh Đảng Mặt trận quốc gia - chắc chắn sẽ lợi dụng những bi kịch mới nhất để kích động làn sóng chống người nhập cư.

“Vấn đề ở đây là xã hội đang bị chia rẽ. Vụ tấn công ở Paris có quy mô lớn nhưng ngay cả những vụ nhỏ hơn cũng nguy hiểm không kém bởi thực trạng chính trị và phản ứng dây chuyền mà chúng có thể gây ra” - ông Peter Neumann, giáo sư tại Trường ĐH King’s (Anh), nhận định.

Các vụ tấn công ở Pháp cũng là lời cảnh báo chua chát cho những nước khác đang tham gia cuộc chiến chống khủng bố tại Syria và Iraq. GS Joseph Siracusa, chuyên gia về khủng bố tại Trường ĐH RMIT (Úc), nhận định: “một vụ tấn công như thế có thể xảy ra ở London - Anh, New York - Mỹ, Sydney - Úc hoặc bất kỳ đâu”.

 

Mở lòng với các nạn nhân

Còn chưa hết kinh hoàng nhưng nhiều cư dân Paris đã nén sợ hãi để lên mạng xã hội Twitter mở lời mời những ai còn chưa về được nhà đến trú tạm. Cụm từ #PorteOuverte (tạm dịch: mở cửa) lập tức thành cụm từ nóng trên mạng xã hội.

Nhiều người sống gần địa điểm xảy ra các vụ tấn công cũng lập tức mở cửa nhà mình cho các nạn nhân. Các tài xế taxi tắt máy tính tiền để đưa người mắc kẹt tới nơi trú tạm miễn phí. Thậm chí, trên toàn nước Pháp và thế giới, người dân đều sẵn sàng “mở cửa”.

Hàng loạt quốc gia đang hướng về nước Pháp, chia sẻ nỗi đau và sự mất mát của gia đình các nạn nhân. Tại nhiều nơi như tòa nhà Trung tâm Thương mại thế giới ở New York - Mỹ, Nhà hát Opera ở Sydney - Úc..., đèn chiếu sáng hiển thị 3 cột màu đỏ, trắng và xanh - đại diện cho 3 màu trên lá cờ Pháp.

Đỗ Quyên

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo