Tại Seoul, đang có nhiều lời đồn đoán về động cơ thật sự làm ông Roh tìm đến cái chết một cách bi thảm. Có phải ông uất ức vì bị các ông công tố viên truy cứu tới cùng vì động cơ chính trị chứ không phải vì công lý? Hay chỉ vì ông cảm thấy nhục nhã không chịu nổi lời đàm tiếu của thiên hạ sau khi nổi danh là “ông thanh liêm”, cả đời chống tham nhũng nhưng cuối cùng lại dấy vào một vụ án tham nhũng lớn?
Cũng có người bàn luận rằng ông không muốn trở thành một gánh nặng cho những người thân chung quanh ông như ông đã trình bày trong bức thư tuyệt mạng mà ông đã soạn và lưu trong máy vi tính của mình nhưng chưa có ý định công bố.
Một trong những ảnh cuối cùng của ông Roh. Ảnh: Chosun-Ilbo
Đừng đổ lỗi cho ai
Trong thư tuyệt mệnh ông viết: “Nhiều người đã quá đau khổ vì tôi. Những đau khổ sắp đến cũng sẽ rất lớn mà tôi thì không thể làm được gì vì sức khỏe không cho phép. Tôi không thể viết hoặc đọc. Sống và chết là một phần của tạo hóa”.
Ông cũng nói: “Đừng hối tiếc (khi tôi chết). Cũng đừng đổ lỗi cho ai. Tất cả là do số phận. Xin hãy hỏa thiêu tôi và dựng một tấm bia nhỏ gần nhà tôi”.
Cảm giác gánh nặng - lần này cho các phong trào dân chủ - cũng được ông giãi bày lần cuối cùng trên trang web của ông ngày 22-4-2009. Ông viết: “Roh Moo-hyun không còn là biểu tượng của giá trị mà các bạn từng theo đuổi. Giờ đây, tôi đang bị nhấn chìm trong một vũng bùn nhưng không thể vùng vẫy tự giải thoát. Các bạn hãy lánh xa tôi đi”.
Ông viết những dòng chữ này khi hai chữ “thanh liêm” mà ông từng ấp ủ và áp dụng trong suốt nhiệm kỳ tổng thống (TT) đã tan thành mây khói.
Giả thuyết ông Roh oán trách các công tố viên được nhiều nhà quan sát ở
Ông chỉ công khai phản ứng khi viện công tố biến vụ án Park Yeon- cha, chủ tịch Công ty Taekwang Industrial Co, trốn thuế thành vụ án hối lộ và vận động hành lang trái phép chính phủ ông Roh. Sau đó lần lượt những người nhà của ông Roh và những người thân cận của ông lần lượt bị thẩm vấn. Bản thân ông cũng bị thẩm vấn hơn 10 giờ.
Theo cựu TT Roh Moo-Hyun, cuộc điều tra đã được tiến hành theo hướng trả thù chính trị sau khi Kang Keum-won, chủ tịch Công ty Changshin Fabric Co, bị bắt về tội tham nhũng.
Chủ tịch Kang là người từng ủng hộ hết mình ông Roh. Điều làm ông Roh phẫn nộ là trong khi cuộc điều tra đang tiến hành, các công tố viên đã cố tình tiết lộ nội dung điều tra trên các phương tiện truyền thông đại chúng để hạ nhục ông.
Trong bài xã luận ngày 24-5, báo Hankyoreh cho rằng chính các công tố viên đã đẩy ông Roh vào chỗ chết. Theo tờ báo này, trên bản tin trực tuyến của viện công tố tối cao, nhiều độc giả đã chỉ trích các công tố viên đã góp phần vào cái chết của cựu TT Roh.
Trang web này gần như bị tê liệt bởi lượng thư của độc giả gửi đến. Tờ báo nhấn mạnh: “Hiện tượng này rõ ràng cho thấy các công tố viên đã đánh mất lòng tin ở công chúng” .
Hai sai lầm nghiêm trọng
Vẫn theo Hankyoreh, các công tố viên đã phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng khi tiến hành cuộc điều tra vụ án tham nhũng liên quan đến ông Roh.
Sai lầm thứ nhất là tập trung cuộc điều tra vào việc cài tội ông Roh. Họ đã thẩm vấn ông Roh. Bình thường sau khi thẩm vấn, viện công tố tối cao quyết định ngay nên hay không nên truy tố bị can.
Đằng này, gần một tháng sau khi thẩm vấn, viện công tố vẫn ỡm ờ, không thể quyết định có nên truy tố ông Roh hay không. Điều này khiến nhiều người nghi ngờ ông Roh bị hành hạ một cách tinh vi.
Sau đó, viện công tố gia tăng vụ điều tra vợ và hai người con của ông Roh nhưng cũng không thể quyết định có truy tố họ hay không. Điều đáng nói hơn hết là trong khi điều tra, ngày nào nội dung điều tra cũng được tiết lộ trên báo đài.
Sai lầm nghiêm trọng thứ hai là sự thiên vị về chính trị của các công tố viên. Cũng liên quan đến vụ án trốn thuế của Park Yeon-cha, cuộc điều tra chỉ tập trung vào người nhà và các trợ lý của ông Roh, còn những người liên quan đến chính quyền hiện tại và viện công tố tối cao thì lại được bỏ qua.
Ví dụ, ông Lee Sang-deuk, nghị sĩ Đảng Cầm quyền GNP (Đại dân tộc) và anh trai của đương kim TT đã được tha mạng mặc dù cựu chánh văn phòng cựu TT Roh xác nhận rằng ông Lee từng nhận tiền của Park Yeon-cha.
Một số công tố viên từng nhận tiền hối lộ của họ Park cũng được viện công tố tối cao ưu ái bỏ qua với lý do: “Khó mà kết tội họ mặc dù họ từng nhận tiền
Ngoài chuyện cáo buộc người nhà của ông Roh nhận tiền hối lộ, viện công tố tối cao còn điều tra mối liên hệ giữa cá nhân ông Roh với số tiền 1,25 tỉ won (gần 18 tỉ đồng) mà cựu trợ lý của ông là Chung Sang-moon đã thụt két vừa bị bắt hồi tháng 4 rồi.
Chung cũng bị cáo buộc nhận 300 triệu won tiền hối lộ
Kỳ tới: Những cáo buộc chống ông Roh
Bình luận (0)