xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tấm gương Sheryl Sandberg

Thảo Hương

Luôn luôn rời khỏi cơ quan lúc 17 giờ 30 phút để về nhà ăn cơm với con là thói quen hằng ngày của Sheryl Sandberg, nhân vật số 2 của Công ty Facebook

Đó là tiết lộ của bà Sheryl Sandberg, 43 tuổi, Giám đốc điều hành mọi hoạt động (COO) của Công ty Dịch vụ trực tuyến Facebook, hồi đầu tháng 4 vừa qua. Tiết lộ này cho thấy một khía cạnh khác rất thú vị của nhà quản lý cao cấp nổi tiếng “mát tay” kể từ khi bà đầu quân cho Facebook hồi tháng 3-2008: Một bà mẹ luôn dành thời gian cần thiết cho các con - một con trai 6 tuổi và một con gái 4 tuổi.

Nữ doanh nhân ngoại hạng

Nguyên văn câu nói giờ đây trở thành nổi tiếng của bà Sandberg như sau: “Tôi rời khỏi cơ quan mỗi ngày lúc 17 giờ 30 phút để ăn cơm tối với con lúc 18 giờ. Điều thú vị là tôi làm như vậy từ khi mới có con. Tôi có thói quen đó từ lúc còn làm ở Google (nhưng không bao giờ nói ra). Mãi đến bây giờ tôi mới có can đảm công khai chuyện này”.

img
Bà Sheryl Sandberg. Ảnh: iprofessional.com

Tiết lộ thú vị của bà Sandberg lập tức được truyền thông Mỹ và thế giới đăng tải rộng rãi. Thật dễ hiểu, ở Mỹ vừa đi làm vừa chăm sóc con với tinh thần trách nhiệm cao là một thách thức khó vượt qua đối với đa số. Càng khó hơn đối với người đang giữ vị trí cao thứ hai trong một công ty tầm thế giới (3.000 nhân viên, 900 triệu người sử dụng, doanh thu năm 2011 đạt 3,71 tỉ USD) như bà Sandberg.

Từ nhỏ, cô bé Sheryl Sandberg gốc Washington đi học nổi tiếng “luôn luôn đứng nhất lớp”. Vào trường Đại học danh giá Harvard năm 1987, học khóa cử nhân và thạc sĩ kinh tế, bằng nào cô cũng tốt nghiệp hạng tối ưu. Cũng tại đây, Sandberg được giáo sư Larry Summers chọn làm trợ lý nghiên cứu về bệnh phong, AIDS, mù lòa ở Ngân hàng Thế giới và sau đó từ năm 1996 đến 2001, làm chánh văn phòng Bộ trưởng Tài chính Larry Summers thời tổng thống Clinton.

Sandberg vào Google năm 2001, trở thành phó chủ tịch phụ trách kinh doanh từ buôn bán trực tuyến toàn cầu đến bán sản phẩm tiêu dùng và tìm kiếm sách của Google. Đêm Giáng sinh năm 2007, Sandberg gặp Mark Zuckerberg, đồng sáng lập viên Facebook, tại nhà Dan Rosensweig, COO của Yahoo!. Lúc đó, Sandberg được Công ty Truyền thông Washington Post mời về làm quản lý cao cấp nhưng cuộc gặp mang tính định mệnh đã đưa đẩy bà về Facebook làm thay đổi hoàn toàn công ty về mặt tài chính sau khi Zuckerberg mời bà về làm COO.

Ngoài Facebook, Sandberg còn tham gia ban giám đốc Công ty Walt Disney, Starbuck và một số tổ chức kinh tế tài chính khác. Cho nên mới có lời đồn Sandberg vào cửa công viên giải trí Disneyland và uống cà phê Starbuck miễn phí.

img
10 bà mẹ quyền lực nhất thế giới. Ảnh: Forbes

Với tài năng như thế, từ năm 2007, Sheryl Sandberg được một loạt tạp chí kinh tế tài chính tôn vinh là một trong các nữ doanh nhân quyền lực nhất thế giới. Tờ Fortune từ năm 2008 đến 2010 liên tục xếp bà vào danh sách “50 nữ doanh nhân quyền lực nhất” với thứ hạng từ 34 lên 16. Tờ Forbes năm 2011 xếp bà hạng 5 trong số “100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới”. Tuần báo Business Week xếp bà vào danh sách “25 nhân vật có ảnh hưởng nhất trên mạng”. Và ngày 13-5 vừa qua, tạp chí Forbes xếp bà hạng 4 trong số “20 bà mẹ quyền lực nhất thế giới” về tiền bạc và ảnh hưởng xã hội.

Vừa làm vừa nuôi dạy con: Khó lắm

Từ nhiều năm nay, bà Sandberg bắt đầu ngày làm việc từ 5 giờ, đọc và viết thư điện tử. 17 giờ 30 phút lái xe về nhà ăn cơm tối với chồng con rồi lại ngồi vào bàn làm việc tiếp tục đọc và gửi thư điện tử đến khuya.
Sandberg từng chia sẻ trên tờ Forbes năm 2010: “Khi mới có con (năm 2005), giống như mọi người khác, tôi đã cố gắng hết sức làm tốt công việc chuyên môn đồng thời chăm sóc con nhưng thường chuốc lấy thất bại. Khi bắt đầu vào làm ở Facebook, tôi rất lo bởi công việc ngập đầu khiến đôi lúc tôi không có thì giờ ngó ngàng đến con”.

Rút kinh nghiệm nhiều năm thực tế, trong một cuộc phỏng vấn mới đây, bà gây sốc với tuyên bố: “Không thể có chuyện làm tốt cả hai việc công ty và gia đình. Công việc là công việc, còn gia đình là gia đình, không có sự cân bằng. Tôi cảm thấy có lỗi với con khi vùi đầu vào công việc. Đàn ông không cảm thấy như vậy nhưng tôi là phụ nữ”. Tuyên bố này có chỏi với tuyên bố “ngày nào cũng về ăn cơm với chồng con lúc 18 giờ”? Bà Sandberg không hề nói dối. Bà cho biết 2 con còn quá nhỏ, bà phải vượt lên chính mình.

Liệu có một giải pháp riêng cho một vấn đề chung của xã hội? Liệu tấm gương của bà có thể noi theo được không? Trong bài nói chuyện tại diễn đàn TEDWomen năm 2010 có tiêu đề: “Tại sao chúng ta có quá ít nhà lãnh đạo nữ?”, bà khuyên nữ giới có tham vọng thăng tiến cao trong xã hội 3 điều: Một, phải “ngồi vào bàn”. Có nghĩa là mạnh dạn chớp thời cơ và có quyết tâm như cánh đàn ông. Hai, chọn một người bạn đời không chỉ ủng hộ vợ đi làm mà còn chia sẻ công việc gia đình và nuôi dạy con cái. Ba, đừng bao giờ nản chí bỏ “cuộc chơi” nửa chừng và phải “đạp nhấn ga” đến cùng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo