xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng gắn kết trong, bớt lệ thuộc ngoài

Ngải Sa

Brazil và Trung Quốc tăng cường gắn bó với nhau về chính trị và kinh tế để giảm bớt sự lệ thuộc vào đồng USD của Mỹ

Thỏa thuận mới giữa Brazil và Trung Quốc về sử dụng đồng bản tệ để thanh toán cho trao đổi thương mại song phương vừa đánh dấu chất lượng mới của mối quan hệ song phương vừa là đòn mới nhằm vào đồng USD của Mỹ.

Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Brazil năm 2022 đạt hơn 150 tỉ USD. Từ năm 2009, Trung Quốc đã thay thế Mỹ ở vị trí là đối tác thương mại lớn nhất và quan trọng nhất của Brazil.

Theo thỏa thuận được công bố ngày 29-3 vừa qua, hai nước này từ nay sử dụng đồng nhân dân tệ (của Trung Quốc) và đồng real (của Brazil) để thanh toán cho trao đổi thương mại song phương, chấm dứt sử dụng đồng USD như trước đó.

Thỏa thuận này đem lại lợi đơn ích kép cho Trung Quốc và Brazil nhưng lại rất bất lợi cho vị thế là đồng tiền chủ đạo trên thế giới của đồng USD. Brazil và Trung Quốc là thành viên nhóm BRICS cùng với Nga, Ấn Độ và Nam Phi.

Trong nhóm này cũng đã nhen nhóm từ khá lâu ý định không sử dụng đồng USD hoặc đồng ngoại tệ nào khác mà sử dụng các đồng bản tệ để thanh toán cho trao đổi thương mại nội khối. Trung Quốc đã thỏa thuận được với một số nước như Nga, Iran, Ả Rập Saudi, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Kenya về sử dụng đồng bản tệ của nhau trong quan hệ hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại và hoạt động đầu tư.

Cũng đúng vào ngày 29-3 vừa qua, Trung Quốc lần đầu tiên sử dụng đồng nhân dân tệ để thanh toán nhập khẩu 65.000 tấn khí đốt hóa lỏng của UAE. Ngoài ra, Nga đã có thỏa thuận với Ấn Độ và Ai Cập về sử dụng đồng bản tệ để thanh toán thương mại.

Tăng gắn kết trong, bớt lệ thuộc ngoài - Ảnh 1.

Khung cảnh cuộc hội thảo kinh doanh Brazil - Trung Quốc tại thủ đô Bắc Kinh hôm 29-3 Ảnh: Hội đồng xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc

Trong chiều hướng diễn biến tình hình chung như thế, thỏa thuận mới giữa Brazil và Trung Quốc có ý nghĩa và tác động đặc biệt quan trọng, không chỉ đối với hai nước này mà còn đối với sự tiến triển của xu hướng phi đô-la hóa trong quan hệ kinh tế đối ngoại quốc tế.

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và Brazil là nền kinh tế lớn nhất khu vực Mỹ Latin. Hiệu ứng lan tỏa của việc này vì thế rất mạnh mẽ và sâu rộng trong nhóm BRICS và nhóm G20 (nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới), ở khu vực Mỹ Latin và các nơi khác trên thế giới.

Brazil và Trung Quốc tăng cường gắn bó với nhau về chính trị và kinh tế để giảm bớt sự lệ thuộc vào đồng USD của Mỹ, đồng nghĩa giảm thiểu rủi ro trên nhiều phương diện trong quan hệ của họ với Mỹ và các nước phương Tây khác.

Đối với Brazil, lợi ích thiết thực ở mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc chi phối quyết sách này. Nhưng với Trung Quốc, đây lại là chuyện bắn một mũi tên nhằm đồng thời hai đích - vừa thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế và trao đổi thương mại với Brazil, tạo cú hích quyết định cho phát triển quan hệ của Bắc Kinh với cả khu vực Mỹ Latin vừa giáng đòn mới vào đồng USD.

Phi đô-la hóa là xu thế đã xuất hiện từ khá lâu rồi. Xu thế này tiến triển chậm chạp nhưng liên tục. Cho đến nay, nó đã bắt đầu làm lay chuyển vị thế đồng tiền chủ đạo trên thế giới của đồng USD. Nhưng đồng USD có bị truất ngôi hay không thì hiện vẫn là câu hỏi không ai có thể trả lời được chứ chưa nói đến câu hỏi về thời điểm. Vì thế, tiến trình phi đô-la hóa sẽ còn rất dài nhưng khó có thể bị đảo ngược. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo