xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tàu cá Trung Quốc lãnh hậu quả

MỸ NHUNG

Tuy thừa nhận hành vi đánh bắt cá trái phép nhưng báo chí Trung Quốc vẫn chỉ trích hành động của Nga nổ súng chặn tàu cá là “không thể chấp nhận”

Tân Hoa Xã dẫn lời Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố cảng Vladivostok ngày 17-7 cho biết Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nga lần lượt bắt giữ hai tàu cá Trung Quốc vào ngày 15 và 16-7.

Làm càn khắp nơi

Hai tàu trên, đều xuất phát từ thành phố Uy Hải, tỉnh Sơn Đông, bị bắt với cùng lý do xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Nga trên biển Nhật Bản, cụ thể là ngoài khơi vùng Primorsky thuộc Viễn Đông.

Cũng theo Tân Hoa Xã, tàu cá thứ nhất có 17 ngư dân, đang bị bắt giữ ở cảng Nakhodka, chiếc thứ hai có 19 người cũng đang bị dẫn về cảng này. Tuy nhiên, truyền thông Nga chưa xác nhận vụ bắt giữ tàu cá thứ hai. Trước đó, hãng tin RIA Novosti của Nga đưa tin tàu tuần tra Dzerzhinsky đã nhiều lần nổ súng cảnh cáo nhưng tàu cá Trung Quốc vẫn cố tình bỏ chạy, buộc tàu Nga phải nổ súng thẳng vào tàu Trung Quốc nhưng không gây thương vong cho ngư dân trên tàu.

img

Tàu tuần tra Dzerzhinsky của Nga. Ảnh: FREEPUBLIC.COM

Đây không phải là lần đầu tiên tàu cá Trung Quốc lãnh hậu quả do đánh bắt trái phép tại vùng biển của các nước khác. Cuối tháng 3-2012, cảnh sát đảo quốc Palau trên Thái Bình Dương (cách miền Đông Philippines khoảng 800 km) đã bắn cảnh cáo rồi bắn vào động cơ một tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép. Đạn lạc khiến 1 trong số 6 người trên thuyền tử thương. 

Khi bị truy đuổi, ngư dân Trung Quốc thường liều mạng chống trả, không ngần ngại gây thương vong cho lực lượng sở tại. Điển hình là vụ hạ sĩ Lee Cheong-ho của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc bị Trần Đại Vị, thuyền trưởng một tàu cá Trung Quốc, đâm chết vào ngày 12-12-2011 trên biển Hoàng Hải, ngoài khơi Incheon. Trần đã bị phía Hàn Quốc kết án 30 năm tù giam.

“Kẻ cắp già mồm”

Điều đáng nói là dù ngư dân nước mình sai mười mươi, Trung Quốc hiếm khi “thẳng thắn giáo dục”. Sau vụ đâm chết cảnh sát biển Hàn Quốc, trong một hội nghị cấp cao với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak vào tháng 1-2012, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nhất trí đẩy mạnh tuyên truyền, giám sát để giảm thiểu việc đánh bắt trái phép của ngư dân Trung Quốc trong khu vực kinh tế độc quyền của Hàn Quốc nhưng sau đó tàu cá Trung Quốc vẫn thản nhiên tái phạm.

Trong vụ hai tàu cá bị phía Nga bắt giữ, trong khi Tân Hoa Xã đưa tin khá đơn giản thì Thời báo Hoàn Cầu (phụ trương của Nhân dân Nhật báo) lại to tiếng chỉ trích hành động của Nga. Tuy thừa nhận ngư dân Trung Quốc thường đánh bắt trái phép trong vùng biển của Nga nhưng Thời báo Hoàn Cầu vẫn chỉ trích: “Chúng tôi cho rằng phía Nga không chủ đích nhắm vào tàu Trung Quốc nhưng bất kể là tàu nước nào, nổ súng vào một tàu cá là hành động bạo lực không thể chấp nhận. 

Ông Châu Vĩnh Sinh, thuộc Viện Quan hệ quốc tế - Đại học Ngoại giao Trung Quốc tại Bắc Kinh, nhận xét các đơn vị biên phòng Nga thường “nặng tay” hơn với những hành động xâm nhập lãnh thổ, lãnh hải, nhưng sự việc lần này có thể làm tổn hại quan hệ hợp tác chiến lược giữa Bắc Kinh và Moscow.
Theo bình luận của trang tin Want China Times (Đài Loan), với những tranh chấp trên biển gần đây với Nhật Bản, Philippines và Việt Nam thì việc tàu cá Trung Quốc lãnh đạn từ “đối tác” Nga gây khá nhiều ngạc nhiên. “Hai siêu cường trong khu vực này có cùng quan điểm trong nhiều vấn đề quốc tế như Iran và Syria nên thật khó tin rằng đụng độ đã xảy ra” - Want China Times viết.

Đối tác cũng là đối thủ

Theo hãng tin Reuters, Nga theo dõi rất sát sao các hoạt động của Trung Quốc khi Bắc Kinh ngày càng trỗi dậy trong khu vực. Tuy xác định quan hệ đối tác thương mại và ngoại giao với Trung Quốc nhưng Nga cũng đồng thời xem đây là đối thủ tiềm tàng trong việc kiểm soát các nguồn tài nguyên ở vùng Viễn Đông. Những năm gần đây, Nga đẩy mạnh đầu tư kinh tế và quân sự ở Viễn Đông để tăng sự hiện diện về mặt chính trị. Nga còn lập hẳn một bộ trông coi khu vực này để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc.

Ngược lại, Trung Quốc cũng dè chừng Nga do nước này xuất khẩu nhiều loại vũ khí hiện đại cho Việt Nam và Ấn Độ, đồng thời phái ba tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương tham gia cuộc tập trận hải quân RIMPAC 2012 do Mỹ tổ chức.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo