“Chúng tôi phải duy trì khả năng răn đe”, ông Chu nói bên lề một cuộc hội thảo về giải trừ vũ khí hạt nhân tại Vienna (Áo) ngày 18-7, đề cập tới một học thuyết quân sự mà đối phương sẽ từ bỏ sử dụng vũ khí hạt nhân khi mà họ cũng có thể chịu hậu quả nặng nề.
Các hệ thống phòng thủ cũng bao gồm các tên lửa đánh chặn được đặt trên các tàu có thể được triển khai tại Trung Đông và Thái Bình Dương- chẳng hạn để hình thành lá chắn chống lại Triều Tiên, cùng các các tên lửa đánh chặn trên bộ tại những kho chứa tên lửa ở Alaska và California.
Phía Mỹ cho hay hệ thống tại châu Âu - dự kiến được triển khai theo 4 giai đoạn cho tới năm 2020 - nhằm chống lại mối đe doạ tiềm tàng từ Iran và không gây ra nguy cơ nào đối với Nga.
Những bình luận của ông Chu - người từng có ý kiến rằng Trung Quốc có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Mỹ can thiệp quân sự vào cuộc xung đột liên quan tới Đài Loan - cho thấy lo ngại của Nga cũnglà lo ngại của Trung Quốc.
Trung Quốc “sẽ phải hiện đại hoá kho vũ khí hạt nhân” vì việc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa “có thể làm giảm sự tin cậy của khả năng răn đe hạt nhân”, ông Chu nói.
Joseph Cirincione, chủ tịch Quỹ Ploughshares, một tổ chức an ninh toàn cầu, cho biết bất kỳ nhà hoạch định quân sự Mỹ nào ở vị trí của ông Chu cũng sẽ suy nghĩ như vậy.
“Tuy nhiên, các hệ thống phòng thủ tên lửa luôn buộc các nước khác phải cải tiến và tăng cường các vũ khí tấn công”, ông Cirincione, người cũng tham dự cuộc hội thảo hôm 18-7 tại Vienna, cho biết trong một email.
Mỹ và Nga sở hữu phần lớn các vũ khí hạt nhân của thế giới. Trung Quốc, Pháp và Anh là 3 nước khác được chính thức công nhận là các quốc gia sở trang bị vũ khí hạt nhân, nhưng kho vũ khí của họ nhỏ hơn nhiều.
Trung Quốc cực kỳ bảo mật thông tin về kho vũ khí hạt nhân của mình. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng Trung Quốc có khoảng 130-195 tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Bình luận (0)