xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tàu ngầm Trung Quốc "mất mặt" vì quá ồn

Xuân Mai

Các chuyên gia quân sự cho rằng tàu ngầm tấn công hạt nhân của Trung Quốc quá dễ bị phát hiện sau vụ Hải quân Nhật Bản phát hiện con tàu này lặn gần quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông.

Tàu ngầm lớp Shang dài 110 m của Hải quân Trung Quốc treo quốc kỳ nước này nổi lên ở vùng biển quốc tế hôm 12-1 sau khi bị Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản theo sát trong 2 ngày. 

Trang South China Morning Post hôm 28-1 dẫn lời các chuyên gia quân sự cho rằng con tàu buộc phải nổi lên mặt biển nhưng một số khác tranh luận không đủ thông tin củng cố cho giả thuyết đó. Tàu ngầm tấn công của Trung Quốc đi vào khu vực cách quần đảo tranh chấp giữa 2 nước chưa đến 24 hải lý. Đây là lần đầu tiên tàu ngầm Hải quân Trung Quốc đến gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư như thế, dẫn đến những đồn đoán cho rằng Bắc Kinh rõ ràng có động thái tuyên bố chủ quyền ở khu vực mà Tokyo đang kiểm soát.

Theo các chuyên gia quân sự, việc hành trình dưới biển của tàu ngầm Trung Quốc bị phát hiện sớm cho thấy con tàu không hoạt động đủ êm để tránh "tai mắt" của đối phương. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay các tàu chống ngầm và máy bay nước này theo dõi tàu ngầm Trung Quốc kể từ hôm 10-1.

Tàu ngầm Trung Quốc mất mặt vì quá ồn - Ảnh 1.

Tàu ngầm tấn công hạt nhân treo cờ Trung Quốc được nhìn thấy ở vùng biển Hoa Đông hôm 12-1 Ảnh: REUTERS

Tàu ngầm tấn công hạt nhân của Trung Quốc được đưa vào hoạt động từ năm 2006, thực hiện các nhiệm vụ ở Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Hai trong số các tàu ngầm - loại 093 - được tạo ra vào những năm 2000 và ít nhất 2 chiếc nữa - loại 093A nâng cấp - được đưa vào biên chế năm 2016, theo một báo cáo của quốc hội Mỹ hồi năm 2017. 

Phía Nhật Bản không tiết lộ liệu tàu ngầm bị phát hiện gần vùng biển nước này là tàu ngầm đời đầu hay nâng cấp nhưng các chuyên gia cho rằng đây là mẫu tàu ngầm đã được nâng cấp. Phiên bản này được cho là có hệ thống ống phóng thẳng đứng dùng cho tên lửa hành trình chống hạm YJ-18 và có thể sánh ngang tầm với tàu ngầm lớp Los Angeles của Mỹ hoặc ít nhất là hoạt động êm hơn nhiều so với tàu lớp Han 091 thế hệ trước.

Nhà bình luận quân sự Zhou Chenming ở Bắc Kinh nhận định vụ việc còn cho thấy khả năng chống ngầm của Nhật Bản có sự hậu thuẫn về công nghệ của quân đội Mỹ. Trong khi đó, ông Li Jie, một chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hải quân ở Bắc Kinh, nhận xét: "Khi một tàu ngầm buộc phải nổi lên và âm thanh của nó bị phát hiện, đó sẽ là một bất lợi rất lớn".

Vào năm 2004, một chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Han loại 091 từng bị phát hiện khi xâm phạm vùng lãnh hải của Nhật Bản. Tuy nhiên, khi đó con tàu vẫn lặn cho đến khi trở về vùng biển Trung Quốc bất chấp sự rượt đuổi của tàu và máy bay Nhật Bản. 

Hải quân Trung Quốc hiện có kế hoạch tăng cường đội tàu ngầm tấn công hạt nhân lên 6 chiếc trước khi tạo ra thế hệ tàu ngầm tiếp theo loại 095 - mẫu tàu ngầm được kỳ vọng sẽ hoạt động êm hơn khi ra mắt vào những năm 2020.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo