xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tên lửa mới của Triều Tiên không dễ ngăn chặn

Cao Lực

CHDCND Triều Tiên hôm 16-8 tiếp tục phóng 2 tên lửa xuống vùng biển ngoài khơi bờ Đông của nước này - theo Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (SJC).

Đây là vụ phóng tên lửa lần thứ 6 của Triều Tiên kể từ ngày 25-7 và nó diễn ra không lâu sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố tiến trình đàm phán Hàn - Triều đã kết thúc.

Theo báo The New York Times, giới chuyên gia Hàn Quốc quy trách nhiệm đợt phóng tên lửa mới nhất cho Tổng thống Mỹ Donald Trump vì ông liên tục xem nhẹ các vụ thử nghiệm trước đó, nói rằng chúng chỉ là tên lửa tầm ngắn, không phải tên lửa đạn đạo liên lục địa. Theo họ, hành động của Tổng thống Trump vô tình bật đèn xanh cho Triều Tiên phát triển và thử nghiệm các tên lửa tầm ngắn mới đe dọa không chỉ đồng minh của Mỹ ở Hàn Quốc và Nhật Bản mà còn binh sĩ và công dân Mỹ sinh sống tại đây. 

"Thay vì chỉ trích, Tổng thống Trump phát biểu như thể ông không quan tâm đến các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên; mô tả chúng không phải là một mối đe dọa với Mỹ" - ông Kim Sung-han, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc, khẳng định.

Tên lửa mới của Triều Tiên không dễ ngăn chặn - Ảnh 1.

Người dân Hàn Quốc theo dõi tin tức Triều Tiên phóng tên lửa hôm 16-8 Ảnh: AP

Theo giới chuyên gia, những đợt thử nghiệm kể từ tháng 4 đã cho thấy sự tiến triển trong công nghệ cũng như độ nguy hiểm gia tăng của tên lửa Triều Tiên. Báo The Washington Post cho biết các vụ phóng gồm ít nhất 2 loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới và KN-23, một loại tên lửa đạn đạo có độ cơ động cao với tầm bắn ít nhất 450 km. 

"Cả 3 tên lửa có một số điểm chung: được trang bị động cơ sử dụng nhiên liệu rắn, có độ cơ động cao, bay nhanh và thấp. Điều này rất ấn tượng" - chuyên gia Vipin Narang của Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) nhận định, đồng thời cảnh báo những tên lửa này có thể tạo ra "một cơn ác mộng" cho hệ thống phòng thủ tên lửa của Hàn Quốc nếu được sử dụng cùng lúc.

Trong khi đó, ông Ferenc Dalnoki-Veress, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury (Mỹ), cho biết tên lửa đạn đạo thường có quỹ đạo bay dễ đoán, khiến việc đánh chặn chúng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với quỹ đạo bay nhanh, thấp và khó đoán, tên lửa KN-23 gần như là không thể ngăn chặn. Ngoài ra, việc sử dụng nhiên liệu rắn cho phép tên lửa thế hệ mới của Triều Tiên có thể được triển khai dễ dàng và nhanh chóng hơn, từ đó khó bị ngăn chặn hơn. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo