Vụ việc là lời nhắc nhở rằng phần lớn vụ giết chóc liên quan đến khủng bố không xảy ra ở thủ đô các quốc gia châu Âu mà ở những thành phố ít được biết đến hơn thuộc 2 khu vực nói trên.
Một cuộc nghiên cứu hơn 1.300 thành phố gần đây ghi nhận các thành phố ở Ai Cập, Afghanistan, Iraq, Libya, Nigeria, Pakistan, Somalia và Syria chứng kiến mức độ bạo lực khủng bố cao hơn các đô thị ở Anh, Pháp, Đức hoặc Mỹ. Riêng Ai Cập chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của bạo lực liên quan khủng bố, đặc biệt từ khi một phong trào nổi dậy Hồi giáo mở rộng năm 2013.
Trong tương lai, khả năng xảy ra thêm nhiều vụ tấn công nữa là khá cao. Giải pháp trực tiếp nhất của mối đe dọa này là tăng cường nỗ lực chấm dứt các cuộc xung đột vũ trang đang sục sôi khắp khu vực.
Quân đội canh gác bên ngoài đền thờ al-Rawda trong lúc các tín đồ cầu nguyện hôm 1-12 Ảnh: REUTERS
Sẽ không bao giờ ngăn chặn được hết bạo lực khủng bố nhưng một vài chiến lược có thể giúp giảm bớt nguy cơ và hạn chế tác động của nó. Trước hết, cần nhận thấy các nhóm khủng bố thường chọn những mục tiêu "mềm" ở các thành phố và thị trấn, nhất là những nơi có nhiều người tụ tập.
Vì thế, ngày càng có nhiều thành phố áp dụng những phương pháp như cải thiện chia sẻ về tình báo, tăng cường giám sát tại nơi đông người, cải thiện quan hệ giữa cảnh sát và cộng đồng, dựng thêm rào chắn quanh những địa điểm thu hút du khách, văn phòng chính quyền… Thách thức là làm sao giảm thiểu mối đe dọa khủng bố mà không "bóp nghẹt" cuộc sống thường nhật.
Một kết luận khó tránh từ vụ tấn công bi thảm mới nhất ở Ai Cập là các thành phố khắp thế giới - và các nhà hoạch định chính sách - phải quen thuộc với điều bình thường mới mẻ này.
Bình luận (0)