Tuyên bố trên được đưa ra bởi sức ép của cộng đồng thế giới. Tuy nhiên, quân đội hai nước vẫn đặt trong tình trạng báo động cao.
Ngoại trưởng Thái Lan Kasit Piromya nói ông sẽ gặp người đồng cấp Campuchia tại một nước thứ ba trong thời gian sớm nhất để thảo luận về phương thức ngừng bắn.
Tuy ngừng bắn nhưng binh lính hai nước vẫn giữ nguyên vị trí chiến đấu. "Chúng tôi phải luôn sẵn sàng vì không thể tin người Thái được nữa” - một binh sĩ Campuchia nói.
Binh lính Campuchia phía trước đền Preah Vihear
Binh lính Thái Lan gần khu vực tranh chấp
Đến nay đã có 3 người Thái và 8 người Campuchia thiệt mạng. Khoảng 10.000 dân làng của cả Campuchia và Thái Lan đã phải sơ tán.
Trước đó, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã từ chối yêu cầu tổ chức họp khẩn của Thủ tướng Campuchia Hun Sen với lý do vấn đề nên được giải quyết ở tầm khu vực, song vẫn để ngỏ khả năng xem xét lại sau này.
Người dân Thái Lan sơ tán đến khu lều trú tạm
Chiều 8-2, Bộ Ngoại giao Campuchia còn ra tuyên bố bác bỏ cáo buộc của Thái Lan cho rằng quân đội nước này sử dụng đền Preah Vihear làm căn cứ quân sự chống lại quân đội Thái Lan.
Một mặt phê phán cáo buộc trên có tính vu khống, Campuchia đồng thời nhấn mạnh chưa từng và sẽ không bao giờ triển khai binh lính tại đền cổ này vì đây là khu vực dành riêng cho tôn giáo và du lịch.
Tuyên bố cũng khẳng định Campuchia chỉ triển khai một số cảnh sát trang bị vũ khí hạng nhẹ để gìn giữ an ninh cho ngôi đền.
Một mảnh rocket sót lại trước sân đền Preah Vihear
Campuchia cho rằng đền Preah Vihear bị hư hỏng nặng sau cuộc đọ súng
Cuộc đọ súng bốn ngày qua chỉ diễn ra trong phạm vi 4,6 km2 quanh ngôi đền cổ Preah Vihear. Đây là lần đụng độ dữ dội nhất kể từ đầu thập niên 1990 khi lực lượng Khmer Đỏ của Campuchia kiểm soát khu vực này. Cả hai vẫn không ngừng đổ lỗi cho nhau đã gây ra xung đột trước.
Bình luận (0)