Trả lời phỏng vấn đài CNN mới đây, ông Prayuth cho biết chính phủ của ông đang sửa luật để đối phó tình trạng nói trên. “Vấn đề này tồn tại trong một thời gian dài. Chính phủ Thái Lan trước đây đã cố giải quyết nhưng không hiệu quả. Các luật liên quan đến đánh bắt cá đã lỗi thời và cần được điều chỉnh để các cơ quan chức năng hoạt động hiệu quả hơn” - ông nhấn mạnh.
Nhà lãnh đạo này cho rằng điều quan trọng trước mắt là xác định nô lệ lao động là ai và đến từ đâu. Nếu là người nước ngoài, Thái Lan sẽ giúp họ hồi hương. Trong trường hợp là người Thái, chính phủ sẽ đào tạo cho họ công việc mới.
Khi được hỏi về cáo buộc một số quan chức Thái Lan cố tình tránh né đề cập tình trạng buôn người để không làm ảnh hưởng đến thứ hạng của nước này trong báo cáo của Mỹ, Thủ tướng Prayuth cho biết quá trình xác định nạn nhân buôn người “rất phức tạp” vì liên quan đến một số cơ quan và nước này sẽ phải lập một ủy ban để xem xét cụ thể.
Trong diễn biến liên quan, Pajjuban Aungkachotephan (còn gọi là Ko Tong) đã ra đầu thú hôm 18-5. Từng là một quan chức có nhiều ảnh hưởng ở Satun, miền Nam Thái Lan, Pajjuban bị cáo buộc là nhân vật cộm cán trong đường dây buôn người.
Bình luận (0)