xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thánh địa nghẹt thở

Lục San

Tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng khiến ngay cả các thánh địa cũng trở nên khó thở.

Dịp lễ Phật đản năm nay, các chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo khu di tích Lâm Tỳ Ni (Lumbini), nơi sinh của Đức Phật ở Nepal, đang đối mặt với mối đe dọa ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh tình trạng công nghiệp hóa đang mở rộng gần địa chỉ hành hương từng thu hút 1 triệu du khách năm 2016 này. Du khách và tăng ni đến đây đều cho biết họ cảm thấy khó thở, còn các nhân viên y tế nói các điều kiện trong khu vực đang trở nên tồi tệ hơn.

Dữ liệu thu thập từ các trạm theo dõi chất lượng không khí ở 5 địa điểm khắp Nepal cho thấy di tích lịch sử này đã bị ô nhiễm cao độ, theo đài BBC. Các cuộc nghiên cứu xác nhận trong 10 năm qua, số người bị các bệnh liên quan đến phổi cũng tăng lên do mức độ ô nhiễm gia tăng ở nơi đây.

"Bụi bẩn cũng dẫn đến tăng mạnh các căn bệnh liên quan đến da" - ông Shankar Gautam, cựu nhân viên y tế với thâm niên 30 năm công tác, thừa nhận. Lâm Tỳ Ni hiện ô nhiễm hơn Kathmandu, thành phố vốn đã "nổi tiếng" về mức độ ô nhiễm cao - theo ông Shankar Prasad Poudel, người đứng đầu bộ phận đo lường ô nhiễm không khí thuộc Bộ Môi trường Nepal.


Thánh địa nghẹt thở - Ảnh 1.

Khu di tích Lâm Tỳ Ni đang bị ô nhiễm không khí đe dọaẢnh: BBC

Hồi tháng 1 năm nay, mức độ bụi PM2.5 (các hạt bụi dạng lỏng hoặc rắn rất nhỏ lơ lửng trong không khí, có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet) tại địa điểm hành hương của Phật giáo này đã lên cao, đo được ở mức 173,035 micrograms/m3.

Tổ chức Y tế thế giới đưa ra mức an toàn cho chỉ số ô nhiễm này là 25 micrograms/m3 trong khi chính phủ Nepal xác định tiêu chuẩn quốc gia ở mức 40 micrograms/m3. Các cuộc nghiên cứu cho thấy những người hít bụi PM2.5 lâu dài có nguy cơ bị viêm phế quản mạn tính, giảm chức năng phổi và chết vì ung thư phổi và bệnh tim.

Khu di tích Lâm Tỳ Ni không phải là thánh địa tôn giáo duy nhất đối mặt mối đe dọa ô nhiễm. Các thánh địa ở Ả Rập Saudi trong những năm gần đây đều đối mặt sức ép về môi trường từ hàng triệu người hành hương mỗi năm. Theo thống kê, cả trăm triệu chai nhựa bị người hành hương bỏ lại tại thánh địa Mecca trong dịp lễ Hajj hằng năm. Đó là chưa kể đến những thức ăn thừa bị bỏ đi, lượng khói từ các chiếc xe chở người hành hương..

Trong khi đó, đền Taj Mahal - di sản văn hóa thế giới, biểu tượng của đất nước Ấn Độ - hiện trong tình trạng bị ố vàng nghiêm trọng do ô nhiễm không khí gây ra. Các nhà khảo cổ nước này cho biết phải mất 9 năm để tẩy sạch những vết ố vàng trên các bức tường bằng cẩm thạch trắng ở khu lăng mộ Taj Mahal. Theo các nhà khảo cổ, thời gian dài như vậy mới đủ để tẩy sạch bụi bẩn bám trên 4 tòa tháp và mái vòm chính của khu lăng mộ này.

Cũng ở Ấn Độ, nhiều người tin sông Hằng rất linh thiêng và có khả năng chữa bệnh kỳ diệu nhưng đây cũng là một trong những dòng sông ô nhiễm nhất thế giới khi phải hứng chịu vô số rác thải sinh hoạt và công nghiệp. Thậm chí dòng sông này bị ví như một "ống cống" bởi hằng ngày phải tiếp nhận chất thải của 450 triệu người sống trên lưu vực sông.

Thêm vào đó, chất ô nhiễm từ các nhà máy, các trang trại cộng với tục hỏa táng ở bờ sông của những người theo đạo Hindu đang đẩy dòng sông này vào tình trạng "hấp hối".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo