xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thành phố ám ảnh của phụ nữ Ấn Độ

Phạm Nghĩa (Theo Daily Mail, Hindustan Times)

(NLĐO) – Vì sao Kolkata, thủ phủ bang Tây Bengal - Ấn Độ lại biến đổi từ thành phố của văn hóa và sự lịch lãm thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với phụ nữ? Câu trả lời trực tiếp là: vì các vụ tấn công tình dục!

Khác xa 10 năm trước

Mới đây nhất, một cô gái 21 tuổi đã bị 5 gã đàn ông lôi ra khỏi xe taxi và thay nhau cưỡng hiếp khi cô đang trên đường trở về nhà từ một trung tâm mua sắm ở phía nam Kolkata tối 19-1.

Hơn 2 tuần trước đó xảy ra một vụ thương tâm và khủng khiếp hơn nhiều, cũng tại Kolkata. Một thiếu nữ 16 tuổi bị 6 tên đàn ông cưỡng hiếp tập thể liên tiếp hai ngày và bị thiêu sống khi đang trên đường từ đồn cảnh sát trình báo về nhà.

 

Tuần hành phản ứng vụ cưỡng bức thiếu nữ 16 tuổi ở Kolkata. Ảnh: PTI
Tuần hành phản ứng vụ cưỡng bức thiếu nữ 16 tuổi ở Kolkata. Ảnh: PTI

Hàng ngàn người dân thuộc các tầng lớp khác nhau tổ chức tuần hành nhưng cảnh sát tỏ ra rất thờ ơ. Thậm chí, theo gia đình cô bé, họ bị cảnh sát địa phương đe dọa không được đệ đơn kiến nghị, đồng thời khuyến cáo nên chuyển đến bang Bihar mà sống.

Không cam chịu buông xuôi, gia đình nạn nhân đến tòa án Calcutta để yêu cầu Cục điều tra Trung ương (CBI) can thiệp. “Chúng tôi đã mất niềm tin vào pháp luật và lực lượng cảnh sát nhà nước. Đó là lý do chúng tôi muốn CBI điều tra” – cha của thiếu nữ chia sẻ.

Gia đình em đòi hỏi những kẻ giết người phải bị tử hình và yêu cầu chính quyền Tây Belgan bồi thường về tài chính. Quyết tìm công lý cho con gái, cha mẹ nạn nhân đã bay tới thủ đô New Delhi để gặp Tổng thống Pranab Mukherjee.

 

Cha mẹ cô bé 16 tuổi đớn đau trong lễ tang con gái. Ảnh: Daily Mail
Cha mẹ cô bé 16 tuổi đớn đau trong lễ tang con gái. Ảnh: Daily Mail

 

Theo báo cáo của Cục Hồ sơ tội phạm Ấn Độ (NCRB), năm 2012 có 30.942 trường hợp phạm tội với phụ nữ được ghi nhận ở Tây Belgan, cao nhất cả nước (chiếm 12,67 %).

Hiện Ấn Độ đang phát sốt vì vụ một cô gái 20 tuổi bị 13 gã đàn ông cưỡng bức tập thể theo lệnh các “quan” làng ở quận Burbhum, cách Kolkata 185 km về phía Tây Bắc và cũng thuộc bang Tây Bengal.

Lỗi của chính quyền

Với vụ ở quận Burbhum, hôm 23-1, Bộ trưởng Tây Bengal là bà Mamata Banerjee đã cách chức cảnh sát trưởng quận này. Dù vậy, bà Banerjee bị chỉ trích rất nhiều. Các vụ cưỡng hiếp và lạm dụng tình dục gia tăng nhanh chóng ở Kolkata kể từ khi bà đắc cử chức Bộ trưởng Tây Bengal năm 2011.

Theo các đảng đối lập ở Tây Bengal, việc bang này xếp đầu bảng hung thần với phái yếu trong khi có một nữ bộ trưởng là điều sỉ nhục. “Bang chúng ta dẫn đầu cả nước về tội ác đối với phụ nữ. Mọi chuyện tệ hại hơn kể từ khi bà Banerjee mô tả vụ cưỡng bức trên đường Park là dàn dựng” – Chủ tịch Mặt trận Cánh tả Biman Bose cáo buộc.

 

Đường Park nằm ở trung tâm Kolkata nhưng không hề an toàn với phụ nữ. Ảnh: Daily Mail
Đường Park nằm ở trung tâm Kolkata nhưng không hề an toàn với phụ nữ. Ảnh: Daily Mail

 

Vụ đường Park xảy ra vào tháng 2-2012 ngay ở trung tâm Kolkata. Bà Banerjee khẳng định đây là âm mưu dựng chuyện để phá hoại bộ máy chính quyền của bà. Nhưng điều tra sau đó chứng minh bà ta đã sai.

Đến nay, cô gái nạn nhân trong vụ đường Park chưa hết chua xót. “Kolkata đã hoàn toàn thay đổi so mới một thập kỷ trước. Nạn cưỡng hiếp ngày ngày ám ảnh trên từng góc phố. Nhìn thấy một phụ nữ âm thầm đi bộ dọc theo đường phố thật đáng lo ngại. Tôi cảm thấy không an toàn khi ra ngoài một mình vào buổi tối mặc dù tôi sinh ra và lớn lên ở Kolkata. Những gì tôi cảm nhận được là chính quyền đã bất lực trong việc bảo vệ người dân khỏi những tên tội phạm tình dục. Trong thực tế, khi tôi trình báo cảnh sát về việc bị cưỡng bức trên đường Park, họ xem tôi như là người có tội chứ không phải nạn nhân. Những phản ứng như vậy tôi đã chứng kiến rất nhiều. Có người lên tiếng chỉ trích, có kẻ phớt lờ, số còn lại đổ lỗi cho các nạn nhân đang bị tổn thương sâu sắc” – cô gái trải lòng.

 

Bộ trưởng Tây Bengal Mamata Banerjee  bị lên án rất nhiều về tình trạng tội ác với phụ nữ. Ảnh: UNI
Bộ trưởng Tây Bengal Mamata Banerjee bị lên án rất nhiều về tình trạng tội ác với phụ nữ. Ảnh: UNI

 

“Truyền thống” lãnh đạm với nạn nhân bị hiếp dâm đã tồn tại từ lâu ở Tây Bengal. Quay trở lại năm 1990, một nữ quan chức UNICEF đã bị cưỡng hiếp và sát hại tại khu phức hợp sản xuất da Bantala, phía nam Kolkata. Bộ trưởng Tây Belgan khi đó là Jyoti Basu thản nhiên nói với báo chí: “Tại sao cô ta lại đến đó? Chẳng có người nào lại dại dột làm như vậy cả”.

Phân tích nguyên nhân, họa sĩ Samir Aich cho rằng tình trạng suy thoái đạo đức đã bóp méo hình ảnh Tây Belgan, biến nơi đây trở nên dị dạng, trái ngược hẳn với hình ảnh tốt đẹp trong quá khứ.

Còn diễn viên nổi tiếng Kaushik Sen chỉ ra sự chia rẽ sâu sắc của tầng lớp trí thức trong xã hội. Ông cho biết sự thờ ơ của chính quyền bang phản ánh thái độ chỉ biết lo cho bản thân và phớt lờ quyền lợi nạn nhân. Theo ông, dù cho mọi người có tổ chức biểu tình nhưng lòng tin vào lẽ phải đã bị lung lay ít nhiều.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo