xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thế giới năm 2016: Biến động khủng khiếp

PHƯƠNG VÕ

(NLĐO) - Từ chiến thắng của tỉ phú Donald Trump, khủng bố xảy ra khắp nơi cho đến sự kiện Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu) và làn sóng tấn công mạng, thế giới đã trải qua một năm 2016 đầy biến động.

Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật nhất thế giới theo bầu chọn của bạn đọc báo Người Lao Động

1 - Tỉ phú Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ (25% phiếu bầu)

Câu chuyện nổi bật nhất năm 2016 khởi đầu từ tháng 6-2015, khi tỉ phú Donald Trump thông báo ra tranh cử tổng thống Mỹ tại Tòa tháp Trump ở TP New York. Khi đó, không ai xem trọng ứng viên không có chút kinh nghiệm chính trị nào.

Qua thời gian, chiến dịch tranh cử “phi truyền thống”, với những cuộc tuần hành và dòng thông điệp gây tranh cãi trên Twitter, đã góp phần giúp ông qua mặt 16 đối thủ còn lại của đảng Cộng hòa để đối mặt ứng viên Hillary Clinton của đảng Dân chủ trong “vòng chung kết”. Những gì xảy ra đã đi vào lịch sử Mỹ. Bà Clinton giành được nhiều phiếu phổ thông hơn nhưng ông Trump chuẩn bị vào Nhà Trắng nhờ kết quả tốt hơn tại những bang chiến trường.

Đảng Cộng hòa cũng giành chiến thắng vang dội khi tiếp tục duy trì quyền kiểm soát lưỡng viện quốc hội.


Báo chí Anh đưa tin về chiến thắng của ông Trump hôm 10-11 Ảnh: AP

Báo chí Anh đưa tin về chiến thắng của ông Trump hôm 10-11 Ảnh: AP

2. Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực về vụ kiện biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc (16%)

Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) hôm 12-7 ra phán quyết không công nhận cái gọi là “đường 9 đoạn” của Trung Quốc, cũng như cho rằng Bắc Kinh không có chủ quyền lịch sử ở biển Đông. Trung Quốc từ chối tham gia tiến trình phiên tòa, cũng như không công nhận phán quyết của PCA.

Dù vậy, quan hệ Philippines – Trung Quốc có dấu hiệu tan băng sau khi ông Rodrigo Duterte lên nắm quyền ở Manila và tìm cách cải thiện quan hệ song phương vốn trở nên xấu đi do vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông.


Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết gây chú ý về biển Đông. Ảnh: PCA

Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết gây chú ý về biển Đông. Ảnh: PCA

3. Làn sóng khủng bố khắp thế giới (12%)

Các phần tử cực đoạn, khủng bố tiến hành một loạt vụ tấn công đẫm máu suốt năm 2016. Gây chấn động nhất là những vụ đánh bom nhằm vào sân bay ở thủ đô Brussels – Bỉ và TP Istanbul – Thổ Nhĩ Kỳ, hai vụ tấn công bằng xe tải ở TP Nice – Pháp và thủ đô Berlin – Đức. Chỉ tích riêng tại Iraq, hàng trăm người đã thiệt mạng trong một loạt vụ đánh bom.

Riêng nước Mỹ chứng kiến vụ xả súng tồi tệ nhất trong lịch sử. Tay súng Omar Mateen bắn chết 49 người tại một hộp đêm ở TP Orlando, bang Florida trước khi bị tiêu diệt. Trong suốt vụ xả súng, y đã tuyên thệ trung thành với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hôm 12-6.


Những người tham gia tưởng niệm 49 nạn nhân trong vụ xả súng bên trong hộp đêm Pulse ở TP Orlando, bang Florida – Mỹ hôm 12-6-2016. Ảnh: AP

Những người tham gia tưởng niệm 49 nạn nhân trong vụ xả súng bên trong hộp đêm Pulse ở TP Orlando, bang Florida – Mỹ hôm 12-6-2016. Ảnh: AP

4. Cử tri Anh quyết định rời Liên minh châu Âu (Brexit) (10%)

Trái với kết quả các cuộc thăm dò, cử tri Anh đã bỏ phiếu lựa chọn rời Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc trưng cầu ý dân hồi tháng 6 qua, dẫn đến nhiều biến động về tài chính và chính trị. Ông David Cameron quyết định từ chức không lâu sau đó, để lại trọng trách thương thảo về vấn đề khởi động tiến trình Brexit cho chính phủ của bà Theresa May.

Theo thời gian biểu tạm thời, người ta chỉ có thể biết những chi tiết cuối cùng của thỏa thuận vào mùa xuân năm 2019.


Người ủng hộ Brexit tập trung bên ngoài tòa nhà Quốc hội ở thủ đô London hôm 23-11-2016 Ảnh: AP

Người ủng hộ Brexit tập trung bên ngoài tòa nhà Quốc hội ở thủ đô London hôm 23-11-2016 Ảnh: AP

5 – Số phận Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bấp bênh (6%)

Lời đe dọa rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khiến số phận hiệp định này trở nên bấp bênh. Điều này cũng dẫn đến nhận định nước Mỹ dưới thời ông Trump sẽ để Trung Quốc vượt lên dẫn đầu về kinh tế ở châu Á thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (RCEP) khu vực.

Số phận của một “TPP không Mỹ” vẫn còn là dấu hỏi. Một số nước thành viên, như Nhật, Mexico, Úc, Malaysia… muốn TPP tiếp tục được thực thi. Tuy nhiên, khả năng này là không cao bởi có những thành viên chịu nhượng bộ Mỹ trong quá trình thương thảo về TPP nên họ có thể không sẵn sàng thực thi nó nếu nền kinh tế lớn nhất thế giới này rút khỏi hiệp định.


Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là một trong những nhà lãnh đạo ủng hộ TPP mạnh mẽ. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là một trong những nhà lãnh đạo ủng hộ TPP mạnh mẽ. Ảnh: Reuters

6 – Lãnh tụ Cuba Fidel Castro qua đời (6%)

Đất nước Cuba vừa hứng chịu tổn thất lớn khi lãnh tụ Fidel Castro từ trần hôm 25-11-2016 ở tuổi 90. Ông qua đời 8 năm sau khi trao lại quyền lực cho em trai Raul Castro.

Cuba đã tổ chức quốc tang ông Fidel trong 9 ngày, cùng với 2 buổi lễ tưởng niệm lớn. Hàng trăm ngàn người Cuba đã xếp thành những hàng dài dọc hai bên đường để tiễn biệt lãnh tụ Fidel Castro khi đoàn xe trở tro cốt của ông đi qua trong chặng đường dài 1.000 km từ thủ đô Havana đến TP Santiago.

Quốc hội Cuba gần đây còn thông qua luật cấm dùng tên Fidel Castro đặt cho các địa điểm công cộng theo di nguyện của ông.


Người dân Cuba tiễn biệt Lãnh tụ Fidel Castro. Ảnh: Reuters

Người dân Cuba tiễn biệt Lãnh tụ Fidel Castro. Ảnh: Reuters

7 – Cục diện Syria đổi chiều (4%)

Các cuộc thương thảo về thỏa thuận ngừng bắn không ngăn được chiến sự leo thang giữa lực lượng Chính phủ Syria Bashar al-Assad và phe nổi dậy. Mãi đến những ngày cuối năm, hai bên mới chịu ngừng bắn theo một thỏa thuận được Nga và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian.

Chưa hết, quân đội Syria với sự yểm trợ của không lực Nga cuối cùng đã giành lại quyền kiểm soát toàn bộ TP Aleppo dù cái giá phải trả là không nhỏ.


Hiện trường một vụ không kích ở TP Aleppo – Syria hồi tháng 4-2016Ảnh: AP

Hiện trường một vụ không kích ở TP Aleppo – Syria hồi tháng 4-2016Ảnh: AP

8 – Virus Zika lây lan khắp thế giới (4%)

Năm 2016 chứng kiến virus Zika gieo rắc nỗi lo sợ tại nhiều nơi trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 30-12 cho biết thế giới đã có 532.000 ca nghi nhiễm Zika và 175.063 trường hợp nhiễm được xác nhận. Tại châu Mỹ, Zika xuất hiện tại 48 nước, vùng lãnh thổ. Riêng Mỹ có hơn 4.700 ca nhiễm.

Virus này chủ yếu lây lan qua muỗi và bị phát hiện có liên quan đến những dị tật khi sinh, như đầu nhỏ. Đáng chú ý, các nhà khoa học ghi nhận nó còn có thể lây qua đường tình dục.

Brazil cho biết nước này có khoảng 4.000 ca đầu nhỏ kể từ tháng 10-2015. Ngoài ra, WHO từng tuyên bố Zika là tình trạng khẩn cấp toàn cầu về y tế cộng đồng trước khi dỡ bỏ điều này vào tháng 11-2016.


Virus Zika được cho là có liên quan đến dị tật đầu nhỏ. Ảnh: Reuters

Virus Zika được cho là có liên quan đến dị tật đầu nhỏ. Ảnh: Reuters

9 – Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte gây sóng gió (4%)

Kể từ khi lên nắm quyền vào cuối tháng 6-2016, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không ít lần gây sóng gió trên chính trường trong và ngoài nước với những phát ngôn, hành động gây tranh cãi. Đáng chú ý, ông không ngần ngại có những bước đi nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc và giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ.

Cuộc chiến chống ma túy đẫm máu do ông Duterte phát động là một trong những vấn đề khiến quan hệ giữa Philippines và các đồng minh truyền thông, như Mỹ và Liên minh châu Âu, gặp sóng gió, xuất phát từ những cáo buộc vi phạm nhân quyền và giết nghi phạm không qua xét xử.


Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte Ảnh: AP

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte Ảnh: AP

10 –Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bị đẩy lùi (4%)

Từng là nhóm khủng bố gây khiếp sợ trong năm 2015, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bị tấn công dữ dội tại cả 2 thành trì Raqqa ở Syria và Mosul ở Iraq.

Tại Mosul, lực lượng Iraq được sự hậu thuẫn của Mỹ đã giành lại được 1/4 TP Mosul trong chiến dịch quân sự trên bộ lớn nhất kể từ năm 2003. Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi dự báo IS sẽ bị đánh đuổi khỏi nước này vào tháng 4-2017.

Theo thống kê, IS đã mất 57% lãnh thổ kiểm soát ở Iraq và 27% lãnh thổ kiểm soát ở Syria. Tính chung, cái gọi là đế chế Hồi giáo của nhóm này đã mất hơn 40% lãnh thổ.


Lực lượng Iraq tham gia cuộc đụng độ với các tay súng IS ở TP Mosul hôm 22-12-2016. Ảnh: Reuters

Lực lượng Iraq tham gia cuộc đụng độ với các tay súng IS ở TP Mosul hôm 22-12-2016. Ảnh: Reuters

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo