Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới trở nên lung linh hơn với những bữa tiệc pháo hoa tưng bừng ở nhiều nước.
Bất chấp bóng ma khủng bố, người dân khắp thế giới vẫn "quẳng gánh lo" đi để đón mừng năm 2016.
Thái Lan
Chưa đầy 6 tháng sau vụ nổ bom ở đền Erawan, thủ đô Bangkok làm 20 người chết nhưng hàng chục ngàn người dân Thái Lan vẫn đến nơi đây mừng năm mới, đắm mình trong không khí nhạc sống. Khoảng 5.000 cảnh sát có mặt để bảo vệ an ninh trong khi các chuyên gia thuốc nổ đã rà soát khu vực từ trước.
Ven sông Chao Phraya ở Bangkok náo nhiệt không kém với sự chung vui của nhiều du khách.
Malaysia
An ninh được thắt chặt ở thủ đô Kuala Lumpur, nơi pháo hoa mừng năm mới khoe sắc trên quảng trường trung tâm và tháp đôi Petronas, một trong những tòa nhà cao nhất thế giới.
Trung Quốc
Ngoài các màn biểu diễn, bắn pháo hoa gần Tử Cấm thành ở Bắc Kinh, tại sân vận động Tổ chim còn có một chương trình mừng năm mới. Nhiều khu vực mua sắm và ăn uống của Bắc Kinh vẫn trong tình trạng cảnh báo an ninh, vốn bắt đầu từ trước Giáng sinh.
Trong khi đó, Thượng Hải đóng cửa các tuyến tàu điện ngầm gần nơi tổ chức lễ đón năm mới năm ngoái do lo ngại tái diễn thảm kịch dẫm đạp làm chết 36 người.
Hồng Kông
Người dân Hồng Kông xem pháo hoa bắn trên Cảng Victoria. Ảnh: Reuters
Đài Loan
Màn trình diễn pháo hoa ngoạn mục chào đón năm 2016 từ tòa tháp Đài Bắc 101 cao nhất Đài Loan. Ảnh: Reuters
Singapore
Ảnh: Reuters
Bầu trời Vịnh Marina sáng rực bởi pháo hoa. Ảnh: Channel NewsAsia
Hàn Quốc
Thủ đô Seoul chào đón năm 2016 bằng màn bắn pháo hoa rực rỡ. Ảnh: Twitter
Nhật Bản
Hàng triệu người thăm Đến Meiji ở Tokyo trong 3 ngày đầu năm mới để cầu an khang, thịnh vượng. Ảnh: EPA
Ấn Độ
New Zealand
Những “đóa hoa lửa” này được thổi tung lên bầu trời ở Sky Tower, thuộc TP Auckland.
Đây cũng là địa điểm đầu tiên chào đón năm mới ở New Zealand – một trong những nước mừng năm mới 2016 sớm nhất thế giới. Những giây phút cuối cùng đến thời khắc giao thừa đã được gõ nhịp bởi đồng hồ lớn đặt tại Auckland - thành phố lớn nhất New Zealand.
Người dân ngắm pháo hoa ở Sky Tower
Úc
Tại Úc, giao thừa được chào đón tại đảo Giáng sinh. Tuy nhiên, màn bắn pháo hoa lộng lẫy và hoành tráng nhất của đất nước này sẽ diễn ra tại cầu cảng Sydney, Nhà hát Opera... Đông đảo người dân đã tập trung tại những địa điểm có thể ngắm nhìn bữa tiệc pháo hoa lộng lẫy nhất để chiêm ngưỡng vào thời khắc giao thừa, đánh đấu kết thúc năm cũ, chào đón năm mới an lành.
Sydney đã bắn một màn pháo hoa trước đó vào lúc 21 giờ (địa phương) và còn bắn một lần nữa vào lúc 24 giờ (giờ địa phương) đúng khoảnh khắc giao thừa.
Màn trình diễn pháo hoa khoảnh khắc giao thừa đã được diễn ra ở Sydney. Thành phố này của Úc trở nên nổi tiếng trong những năm gần đây với những màn trình diễn pháo hoa lộng lẫy nhưng không kém phần đắt đỏ, gây tranh cãi trong cộng đồng. Năm nay cũng thế, Sydney đã bắn 8 phút trình diễn và lại tiếp tục bắn lần 2 kéo dài 12 phút ngay khoảnh khắc giao thừa.
Một phân tích trên The Australian Financial Review cho thấy rằng chi phí bắn pháo hoa của Sydney trị giá 22.000 bảng Anh/phút, tăng 40% so với 5 năm trước đây. Tuy nhiên, thành phố Sydney khẳng định đó là cách tiêu tiền đúng cách.
Để đảm bảo người dân đón năm mới an lành, nhiều nước tăng cường an ninh, đề phòng khủng bố. Nước Bỉ hủy bỏ buổi trình diễn pháo hoa thường niên ở thủ đô Brussels cũng vì lời đe dọa khủng bố. Quảng trường Đỏ của Nga cũng tăng cường an ninh.
Thủ đô Brussels của Bỉ hủy bắn pháo hoa thường niên vì sợ khủng bố. Ảnh: Reuters
Ý cấm bắn pháo hoa ở một số thành phố
Một số thành phố lớn của Ý như Rome, Milan và một số nơi khác đã hủy bắn pháo hoa do mức độ ô nhiễm không khí cao của nước này. Ngoài ra, việc đốt pháo hay pháo hoa cá nhân khác cũng bị cấm ngặt cũng với lý do ô nhiễm không khí và phải bảo vệ động vật. Tiếng ồn từ pháo hoa có thể kích động động vật, khiến chúng hoảng sợ.
Rome và Milan đã đặt quy định hạn chế lái xe trong những ngày gần đây do mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng, vượt giới hạn pháp lý, đe dọa sức khỏe công chúng. Nhà chức trách đang soạn thảo các biện pháp mới để chống lại ô nhiễm ngày càng tăng do thiếu mưa và gió.
Bình luận (0)