xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Thiên đường không có thực" của IS

P.Nghĩa (Theo Sydney Morning Herald)

(NLĐO) - Một nhóm những kẻ đào thoát khỏi hàng ngũ nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã kể lại những gì họ tận mắt chứng kiến trong quãng thời gian tìm đến “thiên đường không có thực”.

13 phần tử IS đào ngũ nói trên chạy khỏi Syria, bao gồm 11 người đàn ông, 1 phụ nữ và 1 đứa trẻ 14 tuổi. Nhiều người trong số họ là chỉ huy cấp cao, chiến binh, bảo vệ nhà tù. Riêng đứa trẻ được giao nhiệm vụ đánh bom tự sát nhưng bỏ trốn.

Họ đã mô tả cặn kẽ những góc khuất đen tối của nhóm khủng bố khét tiếng tàn bạo ở Trung Đông này, từ chợ mua bán nô lệ, chiến binh nghiện ma túy cho đến lời hứa hẹn về tình dục và tiền bạc trong quá trình tuyển mộ tân binh.

Theo báo Sydney Morning Herald (Úc), một nhóm học giả Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành cuộc phỏng vấn 13 cựu thành viên IS tại một địa điểm bí mật hồi cuối năm 2015. Toàn bộ đang ấn náu ở Thổ Nhĩ Kỳ do sợ bị IS trả thù. Qua đó, bức màn về tổ chức khủng bố được quan tâm nhất tại Iraq và Syria hiện nay dần được vén lên, ẩn chứa đằng sau nó là những bí mật kinh tởm và trần trụi.

 

IS giữ chân thành viên bằng tiền thưởng, phụ nữ, nhà cửa và xe hơi, đồng thời giết bất cứ ai định bỏ trốn. Ảnh: AP
IS giữ chân thành viên bằng tiền thưởng, phụ nữ, nhà cửa và xe hơi, đồng thời giết bất cứ ai định bỏ trốn. Ảnh: AP

 

Theo những kẽ đào ngũ nói trên, các cuộc xung đột đẫm máu tại nhiều vùng lãnh thổ Syria khiến đại bộ phận người dân nơi đây tuyệt vọng đến nỗi họ tin rằng chỉ có gia nhập IS mới là cách duy nhất để tồn tại.

Một cựu thành viên IS tiết lộ phụ nữ của tộc người thiểu số Yazidi là “món hàng” chủ yếu được mua bán trên thị trường nô lệ. Tuy nhiên, vợ của các binh sĩ Iraq, thành viên lực lượng Quân đội Syria Tự do (FSA) và quân chính phủ Syria cũng bị mang ra giao dịch.

Tay súng IS đào ngũ có biệt danh Abu Nasir cho biết có những khu vực đặc biệt ở TP Raqqa được sử dụng làm chợ buôn bán nô lệ. Trong đó, lực lượng nữ cảnh sát phụ trách vấn đề đạo đức của IS là đơn vị chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động liên quan tới nhóm người này. Và một điều đặc biệt, chỉ có thành viên IS mới được mua phụ nữ về làm nô lệ cho riêng mình.

“Một tay súng IS cần chỉ huy khu vực cấp giấy phép mua nô lệ, sau đó mới được tới chợ để mua “hàng”. Giá mỗi phụ nữ tối thiểu là 1.000 USD, tối đa là 3.000 USD. Có những quy tắc bất di bất dịch, chẳng hạn không được mua cả mẹ lẫn con làm nô lệ mà chỉ được mua 1 trong 2 người. Nếu có con với nô lệ và cô gái trở thành một người Hồi giáo, người đó có thể chính thức làm vợ chủ nhân” - Abu Nasir trả lời phỏng vấn.

 

Phụ nữ Yazidi là hàng hóa chủ yếu được mua bán trên chợ nô lệ. Ảnh: AP
Phụ nữ Yazidi là "hàng hóa" chủ yếu được mua bán trên chợ nô lệ. Ảnh: AP

 

IS tuyển tân binh dựa theo luật Hồi giáo Sharia nghiêm ngặt rồi truyền bá tư tưởng Takrifi cực đoan cho họ. Sợi dây xuyên suốt tư tưởng bị nhồi sọ của các tân binh IS, đó là nếu không phải người Hồi giáo dòng Sunni sẽ bị coi là bỏ đạo và tất nhiên sẽ bị giết chết.

Đối với các tân binh trẻ tuổi, IS hứa trao phần thưởng gồm vợ, nô lệ tình dục, đôi khi cả nhà và xe hơi để khiến họ phấn chấn. Nhưng một tay súng IS đào ngũ tên Abu Jamal lưu ý nếu tân binh không bán mạng làm việc cho tổ chức, họ sẽ không nhận được thực phẩm và sự hỗ trợ cần thiết, thay vào đó bị bắt làm việc cực nhọc hơn, cuối cùng không thoát khỏi thực trạng chết đói.

“Bạn phải chiến đấu cho họ hoặc là chết. Nếu chiến đấu, bạn nhận lương 200 USD/tháng và nhu yếu phẩm nên không cần phải dùng đến tiền lương. 200 USD là một con số lớn, cao hơn nhiều so với số tiền mà một thẩm phán ở Syria kiếm được. Khi tôi gia nhập IS, chúng bảo tôi đến TP Ramadi chiến đấu 1 năm, sau đó sẽ được tự do đi lại trong “đế chế Hồi giáo”. Bạn cũng được ở một căn nhà miễn phí, đầy đủ tiện nghi, thậm chí cả tiền để mua nữ nô lệ” - Jamal nói và cho biết mình đào ngũ ngay trong năm đầu tiên.

 


Những người ủng hộ IS diễu hành ở TP Mosul. Ảnh: AP

Những người ủng hộ IS diễu hành ở TP Mosul. Ảnh: AP

 

Một bộ phận nhỏ gia nhập IS vì lý do cá nhân. Ví dụ, một kẻ đào ngũ đến từ Ả Rập Saudi cho biết ông ta tham gia IS trên tinh thần “tử vì đạo” để gột sạch những tội lỗi trong quá khứ. Người này trước đây rất giàu có và nghĩ rằng phải làm một cái gì đó lớn lao để chuộc lại lỗi lầm. Cuối cùng, ông ta chọn cách đến Syria để chiến đấu với hy vọng làm cho "tâm hồn thanh thản" (?!)

Cuộc phỏng vấn của nhóm học giả Mỹ và Thổ nhĩ Kỳ, bao gồm TS Anne Speckhard - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chủ nghĩa Cực đoan và Bạo lực Quốc tế (ICSVE) cùng với cựu Giám đốc bộ phận chống khủng bố của Cảnh sát Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (TNP) Ahmet Yayla, lý giải nguyên nhân chính sách tuyển mộ của IS thu hút rất nhiều tân binh, đặc biệt là người Hồi giáo.

“Nếu bạn không hài lòng với cuộc sống hiện tại, bạn bắt đầu truy cập mạng internet và lạc vào thế giới của IS. Chúng đem lại cho bạn một thực tế hoàn toàn khác. Ở đó, nếu là người Hồi giáo, bạn sẽ được vinh danh, bạn sẽ có một vị trí quan trọng, một cuộc sống ý nghĩa, niềm danh dự, những cuộc phiêu lưu, lãng mạn, tình dục và tiền bạc” – bà Speckhard nói trong một cuộc phỏng vấn tại New York – Mỹ.

 


IS chặt đầu chiến binh người Kurd Hujam Surchi ở TP Mosul tháng 2-2015. Ảnh: SMH

IS chặt đầu chiến binh người Kurd Hujam Surchi ở TP Mosul tháng 2-2015. Ảnh: SMH

 

Một đứa trẻ từng là thành viên IS có biệt danh Abu Shujaa, 14 tuổi, tiết lộ IS cho trẻ em sử dụng ma túy trước khi bắt chúng thực hiện nhiệm vụ đánh bom tự sát. Cậu bé được chỉ huy của mình động viên: “Ấn nút xong, cậu sẽ chẳng cảm thấy điều gì, và sau đó sẽ được lên thẳng thiên đường”. Nhưng Shujaa vẫn đủ tỉnh táo để lén từ bỏ nhiệm vụ rồi trốn đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài ma túy, IS còn cho chiến binh sử dụng thuốc kích thích, hay được nhắc đến bằng cái tên “ma dược” Captagon - một loại ma túy tổng hợp chứa thành phần chủ yếu là amphetamine. Loại thuốc này tăng cường sinh lực và giúp những kẻ tham chiến quên đi cảm giác đau đớn cũng như sợ hãi.

Tay súng đào ngũ Abu Said nhớ lại khi tham gia vào một trận chiến, lúc đó có rất nhiều vụ nổ diễn ra xung quanh khiến anh ta cảm thấy sợ hãi. Một thành viên khác đưa cho Said một viên thuốc và sau khi nuốt, anh ta lập tức biến thành một người khác. “Khi ấy, tôi giống như một vị anh hùng. Tôi lao về phía trước và ưỡn ngực: ‘Tôi muốn chết’. Viên thuốc cho tôi rất nhiều sức mạnh khiến mình cảm thấy sẽ không bao giờ bị tiêu diệt” - Abu Said nói.

 

img

 


Quân đội Iraq đẩy lui IS khỏi ngoại ô TP Ramadi hôm 9-3. Ảnh: AP

Quân đội Iraq đẩy lui IS khỏi ngoại ô TP Ramadi hôm 9-3. Ảnh: AP

 

Những kẻ đào ngũ cũng cho biết các tân binh phương Tây được IS hậu đãi hơn so với cư dân địa phương. Họ đến từ rất nhiều quốc gia, trong đó phải kể đến Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nga, Chechnya, Trung Quốc, Indonesia, Sri Lanka, Malaysia, Ả Rập Saudi, Tunisia, Algeria, Ai Cập, Palestine, Lebanon, Azerbaijan và Uzbekistan.

Cũng theo những cựu thành viên IS, những tay súng Ả Rập Saudi luôn là nỗi ám ảnh đối với kẻ thù vì sự tàn bạo và bạo lực không giới hạn.

Lý do 13 cựu thành viên IS rời bỏ hàng ngũ có thể nói muôn hình vạn trạng. Một số người bất mãn vì IS nói dối (như không xử phạt chiến binh cưỡng hiếp phụ nữ), đạo đức giả (khi bán dầu cho chế độ Tổng thống Syria Bashar al-Assad dù ngoài mặt tuyên bố đang chống lại quân đội của ông ta), tiếp xúc thường xuyên với bạo lực cực đoan…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo