xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thổ Nhĩ Kỳ không mua hệ thống phòng thủ tên lửa Trung Quốc

Xuân Mai (Theo Reuters, Bloomberg)

(NLĐO) – Thổ Nhĩ Kỳ hôm 15-11 đã hủy kế hoạch mua hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc, trị giá 3,4 tỉ USD. Thay vào đó, nước này sẽ tự phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa của riêng mình. .

Trước đó, thành viên của NATO này vào năm 2013 đã chọn tập đoàn xuất nhập khẩu cơ khí chính xác của Trung Quốc (CPMIEC) là nhà cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa, dẫn đến sự lo ngại của Mỹ và phương Tây.

Tuy nhiên, một quan chức văn phòng Thủ tướng Ahmet Davutoglu cho hay dự án đã được hủy bỏ. Người này nói: “Thủ tướng đã ký quyết định hủy kế hoạch trong tuần này”.

 

Thủ tướng Ahmet Davutoglu ký quyết định hủy dự án. Ảnh: APA
Thủ tướng Ahmet Davutoglu ký quyết định hủy dự án. Ảnh: APA

 

Hồi tháng 7, quan chức thuộc bộ phận công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trở ngại lớn đối với thỏa thuận là Trung Quốc không muốn chuyển giao công nghệ để cho phép Ankara biết cách vận hành hệ thống và cuối cùng có thể phát triển hệ thống thay thế nó. Do đó, Ankara đang lên kế hoạch tự chế tạo hệ thống phòng thủ riêng.

Chuyên gia Aaron Stein thuộc Hội đồng Atlantic (Mỹ) cho rằng: “Thổ Nhĩ Kỳ cần một hệ thống có thể tương thích với hệ thống tên lửa của NATO, nhưng Trung Quốc không thể đáp ứng điều này. Do đó Ankara sẽ phát triển hệ thống sử dụng công nghệ thu được từ dự án hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa này”. Trước đó, NATO từng tuyên bố các hệ thống tên lửa triển khai trong phạm vi liên minh quân sự này phải tương thích với nhau. Trước áp lực từ phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ cam kết sẽ không tìm cách tích hợp hệ thống của Trung Quốc vào NATO.

Ông Merve Seren, nhà phân tích tại Viện nghiên cứu Seta (Mỹ), nhận định hệ thống FD-2000 mà Trung Quốc cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ tương đương với công nghệ Patriot của Mỹ.

Trong hồ sơ dự thầu còn có tập đoàn Lockheed Martin, Raytheon của Mỹ với hệ thống phòng thủ Patriot, tập đoàn Eurosam của Pháp-Ý, nhà sản xuất SAMP/T. Hiện Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang cân nhắc các lựa chọn trên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo