Chính phủ Ai Cập đã quyết định để tang 3 ngày đối với những binh lính đã thiệt mạng trong vụ tấn công đẫm máu ở khu vực Sinai đêm 5-8, đồng thời cam kết sẽ có hành động đáp trả mạnh mẽ những kẻ đứng đằng sau vụ tấn công, bất kể đó là thế lực trong hay ngoài nước.
Người biểu tình giơ cao giày trên tay và hô vang các khẩu hiệu chống lại lực lượng Anh em Hồi giáo
(Ảnh: REUTERS) Một phụ nữ giương cao biểu ngữ “Morsi, hãy ra đi” (Ảnh: REUTERS)
Theo mô tả của báo chí địa phương, dù các nhân viên an ninh bảo vệ khá nghiêm ngặt, Thủ tướng Hisham Qandil vẫn bị những người biểu tình giận dữ đuổi theo, lao vào đánh.
Người biểu tình tụ tập bên ngoài Nhà thờ Hồi giáo Al-Rashdad, nơi diễn ra lễ cầu nguyện, giơ cao giày trên tay và hô vang các khẩu hiệu chống lại lực lượng Anh em Hồi giáo cùng Tổng thống Mohammed Morsi.
Ông Qandil không phải là người duy nhất bị tấn công. người phát ngôn Đảng Nour Salafi Nader Bakkar cũng lọt vào tầm ngắm của dòng người biểu tình vì ông là một trong những chính khách ủng hộ Anh em Hồi giáo. Ngoài ra, Asmaa Mahfouz và Ahmed Doma thuộc phong trào thanh niên 6-4 của Ai Cập, cựu ứng viên tổng thống Abdel-Moneim Abul-Fotouh cũng bị tấn công.
Vụ tấn công nhằm vào một trạm kiểm soát an ninh gần cửa khẩu Rafah, làm 16 binh sĩ Ai Cập thiệt mạng ngày 5-8 được xem là vụ tấn công đẫm máu nhất tại khu vực biên giới Sinai của nước này trong nhiều thập kỷ qua. Vụ việc được xem là phép thử ngoại giao đầu tiên của tân Tổng thống Ai Cập Morsi, đại diện của Tổ chức Anh em Hồi giáo lên cầm quyền tại nước này từ cuối tháng 6.
Bình luận (0)