xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thực hư tin đồn Trung Quốc mua hết nguồn nước của Úc

Xuân Mai (Theo SCMP)

(NLĐO) – Khi quan hệ Úc và Trung Quốc xấu đi, sự hoài nghi đối với nền kinh tế thứ hai thế giới và những lo ngại về tình trạng hạn hán cũng như thiếu nước tại Úc đã làm dấy lên đồn đoán Bắc Kinh đang muốn kiểm soát nguồn nước của Canberra.

Nước trở thành hàng hóa giao dịch tại một số khu vực của Úc lần đầu tiên từ những năm 1980 nhưng nhiều năm qua thị trường nước tại Úc này đã đạt 3 tỉ AUD/năm (tương đương 2,08 tỉ USD/năm), lớn nhất trên thế giới.

Tại Úc, lục địa khô cằn nhất trái đất, các nông dân sở hữu đất đai cũng được cấp quyền sở hữu nước để giao dịch trên thị trường và bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, bao gồm các thực thể nước ngoài, đều có thể đầu tư vào thị trường này.

Hồi tháng trước, báo cáo cập nhật đăng ký quyền sở hữu nước ngoài đối với nguồn nước của Úc cho thấy Trung Quốc là chủ sở hữu nước ngoài lớn nhất đối với nguồn nước tại Úc, theo sau là Mỹ.

Thực hư tin đồn Trung Quốc mua hết nguồn nước của Úc - Ảnh 1.

Sông Murray là sông dài nhất Úc. Ảnh: Shutterstock

Tính đến tháng 6 năm ngoái, các nhà đầu tư Trung Quốc sở hữu 765 gigalít (1 gigalít là 1tỉ lít nước), chiếm 1,9% số lượng nước được giao dịch trên thị trường. Trong khi đó Mỹ, sở hữu 713 gigalít, tương đương 1,85% số nước của Úc trên thị trường. Khoảng 10,5% số lượng nước ở Úc thuộc sở hữu nước ngoài, tăng từ 10,4% hồi tháng 6-2018.

Năm 2019 là năm nóng nhất và khô hạn kỷ lục tại Úc. Giá nước có thể dao động từ 1.000 AUD/triệu lít trong thời điểm hạn hán và 20 AUD/triệu lít vào thời điểm sau những cơn mưa lớn.

Thông tin mới nhất về quyền sở hữu nước của nước ngoài đã châm ngòi làn sóng chỉ trích Trung Quốc trên truyền thông Úc.

Tuy nhiên, GS Quentin Grafton, giám đốc Trung tâm Kinh tế, Môi trường và Chính sách của Trường ĐH Quốc gia Úc, cho biết kinh doanh nước có lợi ích đáng kể, quyền sở hữu nước ngoài đối với nguồn nước của Úc không phải là vấn đề và những lo ngại về quyền sở hữu nước của Trung Quốc là không đáng kể. 

Chuyên gia này nhận định việc tập trung vào quyền sở hữu nước của Trung Quốc làm phân tâm những vấn đề cần được quan tâm hơn như việc khai thác quá mức nguồn nước và thiếu minh bạch về quyền sở hữu nước.

Bà Natasha Kassam, người chịu trách nhiệm hoạt động khảo sát tại Viện Lowy (Úc) và từng là nhà ngoại giao ở Trung Quốc, cho rằng những thông tin tiêu cực về Trung Quốc phản ánh thực tế rằng mối quan hệ với Trung Quốc đặt ra mối đe dọa lớn hơn cho an ninh và kinh tế Úc nhiều hơn so với trước đây.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo