xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiệc chiêu đãi ở Nhà Trắng

NGÔ SINH

Đích thân đệ nhất phu nhân Mỹ chọn thực đơn cho bữa tiệc chiêu đãi cấp nhà nước sau khi điều nghiên ý thích của vị nguyên thủ khách mời và xem xét các điểm nhạy cảm về văn hóa

Một trong những thời điểm then chốt trong chuyến thăm nước Mỹ vừa qua của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào là dự bữa tiệc chiêu đãi cấp nhà nước ở Nhà Trắng. Đó là dịp mà thực phẩm có vai trò quan trọng hơn là tạo ra cảm giác ngon miệng.
 
Đãi bất cứ ai một bữa ăn nào, người ta đều lo nghĩ nấu món gì, chế biến như thế nào và tự hỏi vị khách ấy có thích không. Còn trong trường hợp Nhà Trắng chiêu đãi một vị nguyên thủ quốc gia, cả thế giới sẽ theo dõi phản ứng của vị khách quý. Theo đài BBC, bữa tiệc tốt đẹp có thể tạo nên tinh thần chung của cả chuyến thăm.
 
img

Một bữa tiệc chiêu đãi cấp nhà nước ở Nhà Trắng đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị. Ảnh: GETTY IMAGES

 
Chuẩn bị kỹ lưỡng
 
Ông Walter Scheib, đầu bếp trưởng Nhà Trắng từ năm 1994 đến 2005, nhận định: “Nếu như bữa tiệc đó không suôn sẻ ở bất cứ một điểm nào, chúng tôi sẽ không có cơ hội sửa sai”. Vì thế, theo ông, đội ngũ những người phục vụ phải chịu một áp lực rất cao.
 
Trước hết, văn phòng lễ tân tại Bộ Ngoại giao Mỹ gửi đệ nhất phu nhân (nay là bà Michelle Obama) danh sách những món ăn vị khách không thích và những điểm nhạy cảm về văn hóa. Sau đó, đệ nhất phu nhân chọn thực đơn.
 
Với sự giúp sức của viên chức xã hội và đầu bếp trưởng của Nhà Trắng, bà quyết định cách thức trình bày thực đơn đó. Kế hoạch đó có thể được duyệt lại, thử nghiệm vào một số dịp trước khi nó được chính thức thông qua.
 
Ông Scheib nhớ lại cựu đệ nhất phu nhân Laura Bush đã mời một nhóm bạn đến nếm thử, “giống như một cuộc thi tuyển đầu bếp vậy”. Trong khi đó, bà Hillary Clinton kiểm tra tỉ mỉ một món ăn một hoặc hai lần trước khi chấp nhận nó.
 
Bữa tiệc chiêu đãi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào ngày 19-1 do bếp trưởng Cristeta Comerford chủ trì. Bà là người kế tục công việc của ông Scheib và là người phụ nữ đầu tiên làm công việc này ở Nhà Trắng.
 
Vai trò ngoại giao của đầu bếp
 
Các nhà sử học thường bỏ qua ảnh hưởng của các đầu bếp đối với các mối quan hệ quốc tế. Trong khi đó, ông Gary Robinson - từng là đầu bếp riêng của thái tử Charles và nay là đầu bếp trưởng tại Đại sứ quán Anh ở Washington – quả quyết các đầu bếp đóng một vai trò then chốt.
 
Ông nhấn mạnh: “Đó là vai trò ngoại giao ở mọi ý nghĩa”. Nhiệm vụ của họ là vừa giới thiệu các món ăn độc đáo của nước chủ nhà vừa thể hiện sự kính trọng khách quý.
 
Ông Wolfgang Puck, đầu bếp người Mỹ đã từng nấu ăn cho Hội nghị Cấp cao G7 và nhiều tổng thống Mỹ, nhận xét: “Công việc ngoại giao sẽ tiến triển tốt đẹp ngay khi các chính khách chuyện trò sôi nổi tại một bữa tiệc và mọi người sẽ xích lại gần nhau”.
 
Ông Gary Robinson cho rằng bữa tiệc làm nổi bật những gì tốt đẹp nhất của nước chủ nhà đối với các vị khách nước ngoài. Bên cạnh đó, theo ông Roland Mesnier, người đã có thâm niên 26 năm làm đầu bếp ở Nhà Trắng, điều quan trọng là sáng tạo những món ăn có một ý nghĩa nào đó đối với vị nguyên thủ khách mời.
 
Ông kể lại một lần, tại bữa tiệc chiêu đãi Thủ tướng Anh Tony Blair, ông đã làm bức tượng tháp đồng hồ Big Ben bằng sô-cô-la cho từng người dự tiệc nhằm cho mọi người biết rằng bữa tiệc này dành cho các vị khách người Anh.
 
Ông nói: “Nếu anh có một món tráng miệng đặc biệt mà vị khách có thể nhận ra và xúc động, lúc đó cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo sẽ dễ dàng hơn”.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo