xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiếng chuông báo động từ Brexit

Xuân Mai

Việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) có thể làm liên minh này “tan đàn xẻ nghé” sau 60 năm tồn tại.

Ông Donald Tusk, Chủ tịch Hội đồng EU, ngay trong ngày 24-6 tuyên bố EU sẽ họp hội nghị thượng đỉnh vào tuần tới mà không có Anh để đánh giá tương lai của khối. Ông nói thêm EU sẽ cố gắng giữ đoàn kết 27 thành viên còn lại để không phải chứng kiến thêm bất kỳ sự ra đi nào nữa.

Đây có thể sẽ là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn bởi thanh domino đầu tiên Brexit (thuật ngữ chỉ việc Anh rời EU) đã rơi và nhận được sự cộng hưởng từ các phong trào chống EU trên khắp châu lục. Nhiều chính trị gia theo khuynh hướng dân túy, dân tộc chủ nghĩa ở Pháp, Hà Lan, Ý, Hungary, Thụy Điển, Đan Mạch, Hy Lạp và Bắc Ireland... nhanh chóng kêu gọi nối gót Anh tổ chức trưng cầu dân ý trong nước.

Theo báo Telegraph (Anh), bà Marine Le Pen, lãnh đạo Đảng Mặt trận Dân tộc Pháp, hoan nghênh Brexit là “chiến thắng của sự tự do”. Đồng quan điểm, ông Geert Wilders, thủ lĩnh Đảng Tự do Hà Lan, cho rằng nước này xứng đáng có cuộc bỏ phiếu “Nexit” (Hà Lan rời EU). Bước đi này hoàn toàn có thể xảy ra bởi ông Wilders đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò về khả năng trở thành thủ tướng tiếp theo của Hà Lan. Các cuộc tổng tuyển cử tổ chức vào năm sau ở Pháp và Đức cũng nhiều khả năng bị khuấy đảo bởi các phong trào chống EU, theo báo The New York Times (Mỹ). Còn tại Ý, một cuộc thăm dò mới đây cho thấy có đến 48% người nói sẽ bỏ phiếu rời khỏi EU nếu có cơ hội.

Sự quay lưng của Anh có thể đe dọa “sinh mạng” của Liên minh châu Âu Ảnh: The New York Times
Sự quay lưng của Anh có thể đe dọa “sinh mạng” của Liên minh châu Âu Ảnh: The New York Times

Những cái tên “sáng giá” có thể theo bước Anh không thể thiếu Thụy Điển và Đan Mạch. Hai nước này lâu nay vẫn dựa dẫm vào London trong các vấn đề chính trị của EU. Trường hợp của Hy Lạp lại khác, bởi nước này sợ bị “đuổi” khỏi EU hơn là tự ra đi. Báo Kathimerini (Hy Lạp) lo ngại Brexit sẽ làm khu vực đồng euro suy yếu, dẫn đến trở ngại cho việc giải cứu cuộc khủng hoảng nợ ở nước này.

Mặc dù thừa nhận hiệu ứng domino không thể tránh khỏi nhưng Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz vẫn tin tưởng EU sẽ sống sót. Nhất trí với ý kiến này, Thủ tướng Cộng hòa Czech Bohuslav Sobotka cho rằng Brexit không phải là dấu chấm hết cho EU mà là động lực để khối này thay đổi để giải quyết các vấn đề chung.

Trong khi Washington giữ thái độ thận trọng - Nhà Trắng chỉ thông báo Tổng thống Barack Obama đang theo dõi tình hình và hy vọng sớm có cuộc trò chuyện cùng Thủ tướng Anh David Cameron - thì nhiều chuyên gia nhận định Brexit sẽ khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin hài lòng. Theo hãng tin Bloomberg, một EU chia rẽ sẽ ít có khả năng tập trung vào các đối sách đáp trả Nga hoặc đề ra một chính sách năng lượng chung để giảm bớt ảnh hưởng của Moscow trên thị trường khí đốt.

Báo The Telegraph cho biết các đồng minh của Điện Kremlin ca ngợi cuộc trưng cầu dân ý tại Anh là thắng lợi cho tham vọng của Nga: Tách Mỹ khỏi châu Âu, đồng thời mở rộng phạm vi của liên minh Á - Âu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo