xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiếp tục giấc mơ Mandela

CAO TUẤN

Trong bài diễn văn đầu tiên với tư cách tổng thống, Nelson Mandela nói về tầm nhìn cho một Nam Phi không còn sự chia rẽ chủng tộc sau 46 năm cai trị của thế lực apartheid.

“Chúng ta sẽ xây dựng một xã hội, trong đó tất cả người dân Nam Phi, cả da đen và da trắng, sẽ có thể ngẩng cao đầu mà không có bất kỳ nỗi sợ nào khuấy động trong tim...” - giọng ông vang vang trong buổi lễ nhậm chức ngày 10-5-1994.

Và 19 năm sau...

Nelson Mandela, 95 tuổi, đã trút hơi thở cuối cùng hôm 5-12-2013 giữa lúc giấc mơ về một “đất nước cầu vồng” của ông vẫn còn dang dở, cho dù những luật lệ có tính phân biệt đối xử bị loại trừ và những xung đột bạo lực mang động cơ chủng tộc trở thành điều biệt lệ trên nền tảng hòa hợp, hòa giải. Và sự hòa hợp, hòa giải đó được thể hiện qua câu nói lừng danh của Mandela sau khi ông ra tù vào năm 1990: “Khi tôi bước đến với tự do, tôi hiểu rằng nếu không bỏ lại nỗi đau và sự căm thù phía sau, tôi vẫn sẽ là người tù”.

 

Ông Nelson Mandela. Ảnh: SHADOWNESS.COM
Ông Nelson Mandela. Ảnh: SHADOWNESS.COM

 

Thế nhưng, những người Nam Phi da trắng (chiếm 8,7% trong tổng số dân 53 triệu người) có thu nhập bình quân gấp 6 lần người da đen và vẫn có cơ hội tốt hơn để tiếp cận nền giáo dục, chăm sóc y tế và nhà ở. Chỉ 8,3% người da đen ở độ tuổi trên 20 được tham gia các chương trình giáo dục sau trung học vào năm 2011, so với 37% người da trắng được hưởng thụ.

Percy Tsotetsi, 24 tuổi, tức vừa lên 5 khi chế độ apartheid không còn đất sống, là một trong hàng triệu người Nam Phi trẻ da đen đang đấu tranh để hiện thực hóa mục tiêu của Mandela. Anh ấy nói sự nghèo đói và phản kháng đã tước mất của mình cơ hội học hành và một việc làm kha khá, buộc anh gia nhập đội quân rửa xe kiếm sống. Mức chênh lệch về thu nhập đang bào mòn sự thống nhất và hòa giải dân tộc mà Mandela đã phấn đấu vươn tới. Chỉ 36% trong số 3.446 người được Công ty Ipsos khảo sát hồi năm ngoái nghĩ rằng quan hệ chủng tộc ở Nam Phi đang được cải thiện, so với 60% được ghi nhận năm 2006...

Trạng thái phấn chấn theo sau cuộc bầu cử chọn Mandela làm tổng thống giảm dần khi Đại hội Dân tộc Phi (ANC) gánh vác nhiệm vụ to lớn là xóa bỏ sự phân biệt trong nền kinh tế, mở rộng dịch vụ công và tăng thu nhập cho những người Nam Phi da đen. Mari Harris, nhà phân tích chính trị của Ipsos, lưu ý trong một cuộc phỏng vấn từ Cape Town rằng: “Nam Phi đang đứng trước thách thức. Rõ ràng có ít sự đoàn kết toàn dân hơn trước đây”.

Vào thời kỳ apartheid (từ năm 1948 đến 1994), người da đen bị tước đất đai và quyền công dân, buộc phải cư trú ở những vùng nông thôn xa xôi. Mối quan hệ giữa các chủng tộc bị đặt ngoài vòng pháp luật; trường học, bệnh viện, bãi biển và hệ thống giao thông công cộng được tổ chức theo màu sắc chủng tộc. Thời ấy, một trong những nỗi nhục lớn nhất in đậm dấu ấn apartheid là cái thẻ chứng minh mang ý nghĩa miệt thị mà mỗi người da đen trưởng thành buộc phải đeo trên người. Không thể chịu đựng được, Nelson Mandela đã đốt cái thẻ “trâu ngựa” đó và trả giá bằng sự đơn độc và đau đớn trong nhà tù vào năm 1952.

Trong lúc một số luật lệ cực đoan của apartheid bị loại bỏ dần từ cuối những năm 1980-1990, ít thấy động thái có ý nghĩa nào hướng đến sự hòa hợp chủng tộc cho tới khi ANC nắm quyền. “Đối với tôi, chấm dứt chủ nghĩa apartheid không chỉ có nghĩa là mở ra tự do và dân chủ cho đa số người dân Nam Phi mà còn gieo mầm tự do cá nhân” - Annelize Van Wyk, người từng làm việc cho cơ quan tình báo quân đội dưới chế độ apartheid, nay là nghị sĩ của ANC, trả lời trong một cuộc phỏng vấn điện thoại của hãng tin Mỹ Bloomberg.

Sứ mệnh của người hùng Mandela nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử trong nền kinh tế đang được tiếp tục bởi các chính phủ do ANC lãnh đạo, như Thabo Mbeki, Kgalema Motlanthe và đương kim Tổng thống Jacob Zuma. Nhưng mọi việc không dễ dàng. Giấc mơ của Mandela về một “xứ sở cầu vồng” còn ở rất xa và những cơ hội cho phần lớn người da đen vẫn còn giới hạn.

Có lẽ, trong số hàng trăm nhà lãnh đạo thế giới nghiêng mình trước Nelson Mandela, Tổng thống Mỹ Barack Obama là người có cái nhìn lạc quan và chừng mực khi nói về người anh hùng Nam Phi: “Ông Mandela đã giành được thành tựu lớn hơn những gì chúng ta có thể kỳ vọng ở một con người. Chúng ta đã mất đi một nhân cách lớn với sức ảnh hưởng, lòng tận tâm và dũng cảm phi thường”.

Người dân Nam Phi hiểu rõ điều đó và mọi người, đặc biệt là lớp trẻ người da đen, đang tiếp tục giấc mơ Mandela.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo