Đáng chú ý, đây là tiểu hành tinh áp sát trái đất nhất so với toàn bộ vật thể gần trái đất (NEO) được radar của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ghi nhận.
C0PPEV1 được Chương trình khảo sát bầu trời Catalina thuộc Trường ĐH Arizona (Mỹ) phát hiện vào rạng sáng ngày 31-10 (giờ địa phương) trước khi một số đài thiên văn khác thấy nó.
Tiểu hành tin này đi qua bầu trời phía Nam châu Phi ở độ cao 6.200 km khi đến gần trái đất nhất. Khoảng cách này nhiều hơn một chút so với chặng đường giữa thủ đô London - Anh và TP New York - Mỹ.
Một tiểu hành tin trên không gian. Ảnh: ESA
Để so sánh, các vệ tinh viễn thông ở quỹ đạo cách xa trái đất tới 35.786 km. May là không có chuyện gì xảy ra khi C0PPEV1, được cho là có đường kính từ 2-7 mét, bay ngang qua trái đất ở vận tốc gần 43.000 km/giờ.
Hồi năm 2013, một thiên thạch từng rơi xuống TP Chelyabinsk - Nga. Khi đó, nó thổi bay các cửa sổ và gây hư hai hàng ngàn tòa nhà. Đồng thời,1.200 người phải nhập viện vì bị chấn thương. Thiên thạch này có đường kính 20m với di chuyển với vận tốc khoảng 68.000 km/giờ.
Diễn biến mới nói trên một lần nữa cho thấy trái đất đối mặt nguy cơ bị các tiểu hành tinh "tấn công" ngay cả khi NASA và cơ quan vũ trụ của các nước khác đang nỗ lực thu thập thông tin về tất cả thiên thạch nguy hiểm tiềm tàng.
Bình luận (0)