xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tin tặc Thượng Hải

NGUYỄN CAO

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) mới đây đã phát lệnh truy nã 5 sĩ quan Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) về tội ăn cắp bí mật kinh doanh của các công ty Mỹ qua không gian mạng

Đây là lần đầu tiên các sĩ quan PLA trở thành đối tượng truy nã hình sự của FBI, một sự kiện chưa có tiền lệ trong quan hệ quốc tế. Nó cho thấy vấn đề tấn công không gian mạng giữa Mỹ và Trung Quốc đang trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết và Mỹ là phía quyết định chơi với Trung Quốc một ván bài lật ngửa.

Ghiền game, mê triết học phương Tây

Từ trước tới giờ, chiến tranh mạng giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới diễn ra âm thầm trong giới hạn được ngầm hiểu là hiển nhiên, bởi ai cũng làm như vậy. Thỉnh thoảng, nhân một sự kiện nào đó - như cuộc đào thoát ngoạn mục của Edward Snowden, cựu điệp viên Mỹ, với những tiết lộ động trời về Cục An ninh quốc gia Mỹ (NSA) - người ta mới tố cáo lẫn nhau.

Chuyện FBI truy nã sĩ quan PLA lần này là một sự kiện tương tự gây chấn động khiến quan hệ Mỹ - Trung vốn “cơm không lành, canh không ngọt” càng thêm căng thẳng. Vậy theo FBI, 5 tin tặc bị truy nã quốc tế là ai, phạm tội gì?

Đó là Wang Dong (Vương Đông), Sun Kailiang (Tôn Khải Lương), Wen Xinyu (Văn Tần Vũ), Hwang Zhenyu (Hoàng Trấn Vũ) và Gu Chunhui (Cổ Xuân Huy). Tất cả đều thuộc biên chế Đội 61398 trực thuộc Phòng 2, Cục 3 (đơn vị tình báo kỹ thuật - công nghệ) của Bộ Tổng tham mưu PLA. Trụ sở của Đội 61398 nằm ở ngoại ô Thượng Hải - Trung Quốc nên họ cũng được gọi là tin tặc Thượng Hải. Hoạt động gián điệp mạng của họ nhắm vào kinh tế Mỹ kéo dài từ năm 2006 đến 2014.

 

Từ trái sang: Gu Chunhui, Hwang Zhenyu, Sun Kailiang, Wang Dong và Wen Xinyu. Ảnh: FBI

Từ trái sang: Gu Chunhui, Hwang Zhenyu, Sun Kailiang, Wang Dong và Wen Xinyu. Ảnh: FBI

 

Nhật báo Anh The Telegraph cho biết ngay sau khi bị FBI phát lệnh truy nã, 5 sĩ quan PLA nêu trên đã xóa sạch thông tin cá nhân, blog, bình luận của họ trên các trang mạng xã hội và diễn đàn hacker, trái với sở thích hằng ngày “hót líu lo” trên mạng.

Trong 5 nhân vật này, Wen Xinyu đáng chú ý nhất. Năm nay 31 tuổi (sinh tháng 12-1983), sống ở Thượng Hải, Wen được The Telegraph mô tả là tin tặc năng động nhất trong nhóm, xuất hiện trên nhiều trang mạng khác nhau - từ Tianya, Weibo (tương tự Twitter) cho đến các diễn đàn hacker với một số biệt danh “Lão Wen”, “Win XY” và “WinXYHappy”.

Trên mạng Weibo, Wen chia sẻ sở thích xem phim, du lịch, đọc sách (nhất là triết học phương Tây) và âm nhạc (ban nhạc rock Beyond, Hồng Kông). Ngoài công việc hằng ngày, Wen ghiền chơi game, đặc biệt là trò Angry Birds mà thay vì bỏ tiền ra mua, y tải bất hợp pháp dễ dàng từ Apple Store vào máy tính bảng iPad.

Wen cũng từng hoạt động tích cực trên các diễn đàn hacker. Đặc biệt, hồi đầu năm nay, Wen kêu gọi chiến hữu giúp y viết chương trình “giám sát, kết nối, truyền dữ liệu, sao lưu tập tin và ngắt kết nối” trong WinInet - giao diện lập trình ứng dụng (API) của Microsoft Windows Internet.

Trong vụ án gián điệp mạng ở Mỹ, FBI cho rằng Wen là kẻ đánh cắp hàng ngàn email của nhân viên cao cấp Liên đoàn Lao động ngành thép (USU) tại thời điểm USU tranh chấp thương mại với các công ty quốc doanh Trung Quốc. Y cũng là kẻ ăn cắp giấy ủy nhiệm truy cập mạng của hầu hết nhân viên tập đoàn công nghệ hợp kim Allegheny Technologies Inc. (ATI).

Tung email cài mã độc

Theo hồ sơ của FBI, Wen Xinyu và Sun Kailiang đóng vai trò hạt nhân trong vụ án ăn cắp bí mật kinh doanh các tập đoàn Mỹ ở Pittsburg. Tuy nhiên, có rất ít thông tin về họ Sun.

Lệnh truy nã Sun Kailiang - còn gọi là Jack Sun - cho biết y mang cấp bậc đại úy trong thời gian cuộc điều tra vụ án mới bắt đầu (cách đây 1 năm). Sun chính là đầu sỏ điệp vụ thu thập tài liệu mật về kỹ thuật và thiết kế đường ống của tập đoàn công nghiệp điện hạt nhân Westinghouse. Y cũng là thủ phạm gửi email cài mã độc cho nhân viên tập đoàn thép U.S. Steel và tập đoàn nhôm Alcoa, ăn cắp thông tin nhạy cảm trên hệ thống máy tính của 2 tập doàn này.

 

Trụ sở Đội 61398 ở Phố Đông, Thượng Hải - Trung Quốc  Ảnh: REUTERS
Trụ sở Đội 61398 ở Phố Đông, Thượng Hải - Trung Quốc Ảnh: REUTERS

 

Wang Dong - kẻ có biệt danh “Khỉ đột xấu xí”, bị Mỹ phát hiện từ năm 2004 - cũng là một nhân vật khá thú vị. Mới đây, Wang đã đổi tên hiển thị trên màn hình là “Giã từ tuổi thanh xuân” nhưng ảnh đại diện của y trên WeChat, một hệ thống nhắn tin nhanh Trung Quốc, vẫn là một con khỉ đột. Trong khi các chiến hữu không muốn lưu danh thì Wang lại thích đóng dấu ấn biệt danh của mình (UG) trên các chương trình viết virus.

Trong vụ án gián điệp mạng ở Mỹ, Wang là kẻ chịu trách nhiệm kiểm soát hệ thống máy tính của các tập đoàn Mỹ sau khi chúng bị nhóm tin tặc Thượng Hải thâm nhập bằng email cài mã độc. Trước khi gửi đi, những email độc hại này được tác giả - kỹ sư Gu Chunhui, bí danh “KandyGoo” - thử nghiệm rất kỹ. Trong khi đó, lập trình viên máy tính Hwang Zhenyu, bí danh “hzy_lhx”, làm nhiệm vụ quản lý các tài khoản domain máy tính bị PLA thâm nhập và làm chủ.

Kỳ tới: Tuyên chiến sau 8 năm nhẫn nhịn

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo