xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tình cảm và lý trí

Ngải Sa

Đối với mọi quốc gia, trong chuyện xử lý các mối quan hệ đối ngoại luôn có sự giằng xé giữa tình cảm và lý trí.

Nếu cần bằng chứng thời sự nhất, thế giới chỉ cần nhìn vào mối quan hệ giữa Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Mới đây, 3 quốc gia láng giềng ở vùng Đông Bắc Á này bất ngờ lại có gặp gỡ và trao đổi ở cấp thứ trưởng ngoại giao. Mục đích chính là chuẩn bị cho một cuộc gặp cấp cao ba bên mới trong vài tháng tới.

Ngay từ năm 2008, ba nước này đã quyết định thể chế hóa mối quan hệ hợp tác ba bên bằng thỏa thuận tiến hành gặp gỡ cấp cao hằng năm. Từ năm 2019 đến nay, họ không thực hiện thỏa thuận này vì dịch bệnh. Tuy nhiên, nguyên nhân quyết định hơn cả là các mối quan hệ song phương đều bị xấu đi nghiêm trọng. Bên nào cũng có lý do xác đáng để giận hờn bên kia.

Tình cảm và lý trí - Ảnh 1.

Cuộc gặp giữa quan chức ngoại giao Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc tại thủ đô Seoul - Hàn Quốc hôm 26-9 .Ảnh: REUTERS

Bây giờ, bộ ba này lại nói chuyện với nhau. Nguyên do không phải họ đã hết giận nhau mà bởi vì dẫu có giận nhau đến mấy thì rồi cũng vẫn không thể không thương nhau. Lý trí xưa nay vẫn luôn mách bảo và nhắc nhở họ là giận thì giận nhưng thương vẫn phải thương, vẫn phải dùng lý trí để kiểm soát và kiềm chế tình cảm.

Trước đấy, Hàn Quốc và Nhật Bản đã hòa giải với nhau. Nhờ vậy, 2 nước này và Mỹ mới ký kết được thỏa thuận về hợp tác an ninh ba bên. Thỏa thuận này bị Trung Quốc coi chẳng khác gì một kiểu NATO ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Nhật Bản và Hàn Quốc đâu đã khắc phục được triệt để những vướng mắc dai dẳng lâu nay trong quan hệ song phương. Dù vậy, 2 nước này phải tạm gạt bất hòa sang một bên để cùng liên minh quân sự và an ninh ba bên với Mỹ để đối phó Trung Quốc và Triều Tiên, cũng như để cùng nhau kiến tạo nên cục diện có lợi nhất cho họ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Nhật Bản và Hàn Quốc đều nhìn nhận có những thách thức an ninh từ phía Trung Quốc và Triều Tiên. Nhưng càng gắn bó với Mỹ, 2 nước này càng cần tránh để cho Trung Quốc cảm thấy bị khiêu khích, bao vây về chiến lược và thậm chí cả bị đe dọa về chính trị an ninh.

 Lợi ích chiến lược lâu dài của họ không phải là đối đầu với Trung Quốc mà tạo thế trận để răn đe và luôn sẵn sàng ứng phó mọi kiểu hành động của Bắc Kinh. Đồng thời, nếu phân rẽ được Trung Quốc với Triều Tiên thì Nhật Bản và Hàn Quốc - cùng Mỹ - dễ đối phó Bình Nhưỡng hơn.

Trung Quốc rất khó nguôi ngoai, nếu như không muốn nói là không thể nguôi ngoai, việc Nhật Bản và Hàn Quốc tăng cường liên minh với Mỹ. 

Bắc Kinh không thể xóa nhòa được cảm nhận Tokyo và Seoul để cho Washington sử dụng họ nhằm đối phó mình. Nhưng sẽ phản tác dụng đối với Trung Quốc nếu làm căng với Nhật Bản và Hàn Quốc để đẩy 2 nước này về phía Mỹ. Lợi ích chiến lược thiết thực của Trung Quốc là phân rẽ Nhật Bản và Hàn Quốc với Mỹ và phân rẽ 3 nước này với nhau.

Cho nên đối với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, giận hoặc thương và tình cảm hay lý trí đều có giới hạn mà không ai dám vượt qua, từ trước tới nay, hiện tại và cả trong tương lai nữa, đều sẽ như vậy. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo