xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Titanic, nỗi ám ảnh trăm năm: Hiện đại chưa chắc an toàn

NGUYỄN CAO

Khuynh hướng đóng những tàu du lịch khổng lồ kiểu “resort” đang phát triển càng làm cho độ an toàn du lịch tàu biển càng thấp

An toàn quá kém, đó là bài học số một của Titanic. 100 năm sau, câu hỏi vẫn quay quắt: “Liệu có lặp lại thảm họa đó không?”.
Nhà sử học hàng hải Mỹ Daniel Alien Butler, tác giả quyển Unsinkable: The Full Story of RMS Titanic, phát biểu trên tờ News-Courrier xuất bản tại Athens, Hy Lạp: “Câu trả lời là có bởi vì nó vừa xảy ra”. Ý ông muốn nói đến tàu du lịch 5 sao Costa Concordia chở 4.252 người (lớn gấp đôi chiếc Titanic) chìm một nửa vì đụng phải đá ngầm đảo Giglio, tỉnh Tuscany (Ý), ngày 13-1-2012.
img

Oasis of the Sea, tàu du lịch lớn nhất thế giới dài 360 m có thể chở 6.296 người. Ảnh: ANSIK

Vụ chìm tàu bất ngờ nói trên kéo dài hơn 6 giờ, làm 30 người thiệt mạng, 2 người mất tích (coi như đã chết) và 64 người bị thương vì công tác cứu hộ hành khách quá kém cỏi trong khi thuyền trưởng “bỏ của chạy lấy người”. Ông Butler nhấn mạnh: “Nếu nó xảy ra ở bờ biển Alaska, thảm họa sẽ còn lớn hơn Titanic gấp nhiều lần”.

Đó không phải là trường hợp duy nhất. Ngày 27-2, một tàu du lịch khác cũng của hãng Ý Costa Cruise – chiếc Costa Allegra – đột nhiên mất điện khi đang rẽ sóng ở Ấn Độ Dương sau một vụ cháy buồng máy. Sự cố này khiến cuộc sống và sức khỏe của hơn 1.000 hành khách trở nên tồi tệ vì không có nước và điện sinh hoạt gần một tuần lễ.

Gần đây nhất là trường hợp của tàu du lịch Azamara Quest của hãng tàu Royal Caribbean (Mỹ-Na Uy) chở 1.001 hành khách trên đường đi từ Manila, thủ đô Philippines, đến cảng Sandakan, Malaysia, đã bốc cháy vào đêm 30-3. Cũng may không có thương vong, chỉ có 5 thuyền viên bị ngạt thở vì hít phải quá nhiều khói.

Báo chí Ý và nước ngoài đã phê phán nặng nề thuyền trưởng Francesco Schettino của tàu Costa Concordia sau khi có thông tin cho biết ông ta đã bất cẩn cho tàu chạy quá gần đảo Giglio để quảng cáo thương hiệu Costa và sau đó bỏ mặc hàng ngàn hành khách tự cứu trong lúc tàu chìm.

Chưa thật an tâm

Các con tàu du lịch ngày nay, cho dù ngày càng to hơn và được trang bị máy móc hiện đại hơn rất nhiều, vẫn chưa tạo ra sự an tâm.

Ngành công nghiệp du lịch đường biển  luôn tự hào là phương tiện vận chuyển hành khách  an toàn nhất so với máy bay, tàu lửa, xe buýt. Thế nhưng, chuyện một con tàu du lịch an toàn đến đâu tùy thuộc vào cách nhìn.

img

Tàu Costa Concordia chìm gần đảo Giglio. Ảnh: REUTERS

Tính từ năm 1980 đã có 16 tàu du lịch chìm, từ năm 1973 có 99 chiếc mắc cạn, từ năm 1990 có  79 chiếc để xảy ra cháy nổ và từ năm 1990 có 73 chiếc đụng nhau. Từ năm 2000 đến nay, tổng cộng có 100 vụ tàu mất lái trôi tự do, hỏng máy tàu, mất thăng bằng nghiêng một bên và một số sự cố khác đe dọa đến tính mạng hành khách. Thời kỳ hậu Titanic chỉ có một vụ bão lớn đánh chìm tàu phà Estonia làm 850 hành khách chết năm 1994 trên biển Baltic.

Công bằng mà nói số tai nạn tàu du lịch gây chết người xảy ra không thường xuyên. Từ năm 2005 đến sự cố tàu Costa Concordia, trong hơn 100 triệu người đi du lịch bằng tàu chỉ có 16 người chết. Theo số liệu của CLIA, nếu tính cả vụ Costa Concordia, tỉ lệ người đi tàu du lịch chết từ năm 2002 đến nay là 0,2/triệu người.

Sau thảm họa Titanic, các quy định về tàu du lịch đường biển bao gồm cả các biện pháp an toàn đã được hoàn thiện (Hiệp ước quốc tế SOLAS), tỉ lệ chìm tàu giảm đáng  kể. Từ 1912 đến 2009, nếu mỗi năm có 1/100 tàu du lịch chìm thì từ 2009 trở về sau, tỉ lệ này đã giảm còn 1/670. Lỗi ở con người là chủ yếu, chiếm từ 75% - 96% các trường hợp.

Tuy nhiên, điểm lại các nguyên nhân gây ra tai nạn, có thể thấy việc không tuân thủ các nguyên tắc an toàn phổ biến một cách lạ lùng. Chẳng hạn như chiếc Costa Concordia không gắn hộp đen, quy định tập huấn cho hành khách mặc áo phao và chỉ định khu vực cứu hộ trong trường hợp tàu gặp sự cố trong vòng 24 giờ sau khi tàu khởi hành cũng bị bỏ qua.

Càng to xác càng dễ sợ

Tàu càng to khi gặp nạn càng khó cứu được hết mọi người. Thế nhưng khuynh hướng đóng tàu du lịch khổng lồ kiểu “resort trên biển”  đang phát triển theo chiều hướng “năm sau cao hơn năm trước” do nhu cầu của thị trường. Năm 2011, ngành công nghiệp du lịch trên biển đã thu hút 19 triệu hành khách, doanh thu lên đến 29,4 tỉ USD.

Trong số 13 tàu lớn hạ thủy trong năm 2011 có 4 tàu du lịch có sức chứa từ 2.500 khách trở lên. Năm nay, con số này sẽ là 5 chiếc, trong đó Công ty MSC đặt đóng một chiếc dài 333 m chở  5.700 khách và Công ty RCCL đặt đóng một chiếc có sức chứa 4.200 hành khách.

Jacques Loiseau, Chủ tịch Hiệp hội Thuyền trưởng Pháp, đã lên án cái mà ông gọi là “chủ nghĩa khổng lồ” trong ngành du lịch đường biển. Nêu ví dụ tàu Costa Concordia, ông nhận định: “Ngay khi hội đủ những điều kiện tốt nhất người ta cũng không thể cứu hết mọi người”.

Nautilus International - một tổ chức nghiệp đoàn và nghề nghiệp của những người đi biển Anh, Hà Lan và Thụy Sĩ – cũng tán đồng nhận định nói trên: “Chúng ta cần phải xem xét lại công nghệ sơ tán vì luôn xảy ra những thiếu sót về xuồng và bè cứu sinh”. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo