Người biểu tình đã xuống đường 74 ngày qua kêu gọi bầu cử dân chủ toàn diện, đồng thời muốn Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh từ chức.
Ảnh: EPA
Tuy nhiên, trong khi số người xuống đường lên tới hàng chục ngàn vào thời điểm đỉnh điểm của cuộc biểu tình, tới nay số người còn bám trụ của còn vài trăm và sự ủng hộ của dân chúng cũng không còn nhiệt tình như ban đầu. Một trong những người tổ chức chiến dịch Chiếm lĩnh Trung tâm thậm chí đã rút lui và kêu gọi các nhóm biểu tình còn lại hành động tương tự.
Dưới đây là những dấu mốc chính trong cuộc biểu tình được cả thế giới quan tâm trong hơn 2 tháng qua:
28-9, Phong trào Chiếm lĩnh Trung tâm (Occupy Central) bắt đầu
Bất bình nổi lên tại Hồng Kông sau khi Bắc Kinh tuyên bố hồi tháng 8 rằng các cử tri đặc khu này chỉ được bầu chọn người đứng đầu trong cuộc bầu cử năm 2017 trong danh sách ứng cử viên đã được Bắc Kinh thông qua.
Hàng ngàn học sinh và sinh viên thuộc nhóm Scholarism và Hội sinh viên Hồng Kông (HKFS) đã thực hiện chiến dịch tẩy chay đến trường kéo dài 1 tuần và tiến tới một cuộc biểu tình bên ngoài các tòa nhà chính quyền ở Admiralty hôm 26-9.
Phong trào biểu tình quy mô lớn hơn mang tên Occupy Central đã được lên kế hoạch nhằm chiếm lĩnh khu vực kinh doanh sầm uất vào ngày 1-10, tức ngày quốc khánh Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà tổ chức đã quyết định bắt đầu sớm để tận dụng bước đà từ hoạt động của các học sinh, sinh viên.
Ảnh: Reuters
Ngày 28-9, hàng ngàn nhà hoạt động xuống đường kêu gọi thay đổi bầu cử. Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh gọi hoạt động này là biểu tình trái phép. Ngay trong đêm, cảnh sát chống bạo động đã bắn hơi cay nhằm đẩy lùi đám đông biểu hình khiến công chúng tức giận.
29-9, cuộc biểu tình dâng cao
Nổi giận vì hành động cảnh sát dùng hơi cay giải tán người biểu tình, hàng chục ngàn cư dân Hồng Kông đã xuống đường hằng đêm cả tuần sau đó.
Trong suốt những ngày này, các nhà hoạt động phong tỏa giao thông một số con đường trong thành phố, thậm chí đóng cửa một số phần quan trọng của thành phố.
Bên cạnh trại biểu tình Admiralty, ba điểm biểu tình khác nổi lên ở Causeway Bay, Mong Kok và đường Canton.
Trong suốt quá trình đó cho tới đầu tháng 10, các trại biểu tình thực sự cắm rễ sâu với những biểu tượng tiêu biểu của cuộc bình tình xuất hiện như những chiếc dù và dải ruy băng vàng nổi bật.
Ngày 1-10, các sinh viên biểu tình, trong đó có thủ lĩnh tuổi “teen” của Scholarism Joshua Wong khởi động một cuộc biểu tình im lặng tại lễ kỉ niệm chính thức nhân Quốc khánh Trung Quốc.
3-10, Mong Kok bị tấn công
Tình trạng lộn xộn xảy ra tại trại biểu tình Mong Kok khi cư dân địa phương chán nản với hoạt động biểu tình và bắt đầu dỡ bỏ lán trại. Cảnh sát can thiệp và bắt giữ một số đối tượng. Họ khẳng định một số đối tượng chống phong trào Occupy Central có dính líu với Hội Tam hoàng.
Nhóm chống đối biểu tỉnh cột ruy băng xanh dương bao quanh khu vực biểu tình và thể hiện sự ủng hộ đối với cảnh sát.
Những ngày sau đó, các nhà hoạt động đòi dân chủ ở một số trại biểu tình khác cũng đối mặt với sự phong tỏa của cảnh sát nhằm dọn dẹp một số khu vực cản trở giao thông.
Các nhóm sinh viên cáo buộc chính quyền đã cho phép các cuộc tấn công nhằm vào trại biểu tình nên quyết định hoãn kế hoạch đối thoại.
9-10, chính quyền hủy gặp mặt với các thủ lĩnh biểu tình
Các cuộc đối thoại được lên kế hoạch vào ngày 10-10 nhưng chỉ một ngày trước khi diễn ra, bà Carrie Lam Tổng Vụ trưởng Hành chính Hồng Kông tuyên bố hủy cuộc gặp mặt với lý do “không thể có đối thoại mang tính chất xây dựng” sau khi các sinh viên biểu tình kêu gọi tăng cường nỗ lực chiếm đóng các khu vực biểu tình chính.
15-10, người biểu tình bị đánh
Các nghi vấn về bạo lực cảnh sát xuất hiện khi các sỹ quan cảnh sát tìm cách dẹp căn cứ của người biểu tình ở đường Lung Wo, gần trại Admiralty. Một số người phản ánh thấy cảnh sát đánh người biểu tình.
Giận dữ leo thang sau khi nổi lên những hình ảnh cho thấy một số cảnh sát đẩy một người người biểu tình, sau đó được xác định là nhà hoạt động Ken Tsang tới góc đường và đấm đá thậm tệ. Các cảnh sát này sau đó đã bị đình chỉ công tác và bị bắt.
Tới ngày 20-10, ông Lương Chấn Anh đối mặt với phản ứng tiêu cực sau khi những lời nói trong bài phát biểu với báo chí nước ngoài của ông có nội dung cho rằng bầu cử dân chủ toàn diện sẽ khiến “người nghèo có tiếng nói hơn trong chính trị”. Tuy nhiên, ông Lương vẫn tiếp tục cự tuyệt yêu cầu từ chức của người biểu tình. Hàng ngàn người đã tuần hành tới nhà riêng của ông để phản đối.
21-10, hai bên đối thoại
Một số thủ lĩnh sinh viên, trong đó có thủ lĩnh HKFS Alex Chow cuối cùng cũng ngồi vào bàn đàm phán với phái đoàn chính quyền do bà Carrie Lam dẫn đầu. Tuy nhiên, cuộc gặp không gặt hái kết quả nào.
Hai ngày sau đó, người biểu tình leo lên ngọn núi Lion Rock để treo những tấm băng lớn với các slogan ủng hộ dân chủ. Tuy nhiên, những slogen này nhanh chóng bị chính quyền dỡ bỏ.
15-11, ba thủ lĩnh sinh viên bị chặn đường tới Bắc Kinh
Alex Chow cùng 2 thủ lĩnh biểu tình khác lên kế hoạch bay tới Bắc Kinh để tìm gặp lãnh đạo tại đây nhưng kế hoạch thất bại khi giới chức Hồng Kông tuyên bố visa du lịch của họ không hợp lệ.
18-11, hoạt động dọn dẹp đầu tiên diễn ra ở Admiralty
Các nhân viên chấp hành của tòa án, với sự trợ giúp của cảnh sát đã tiến hành dọn dẹp một phần trại Admiralty trước Citic Tower, saukhi chủ nhân của tòa nhà được tòa án cấp cao của Hồng Kông cho phép. Hoạt động dọn dẹp diễn ra hòa bình và thậm chí một số người biểu tình cũng chung tay giúp đỡ.
26-11, dọn dẹp trại Mong Kok
Giới chức bắt đầu dọn dẹp trại Mong Kok sau khi tòa án cho phép. Tuy nhiên, tại đây lại xảy ra một số đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình.
30-11, phong tỏa văn phòng chính quyền
Nhằm phản ứng hoạt động dọn dẹp của cảnh sát ở Mong Kok, đồng thời tạo thêm động lực cho cuộc biểu tình, hàng trăm sinh viên phong tỏa văn phòng chính quyền ở Admiralty ngày 30-11 và 1-12. Tuy nhiên nỗ lực của họ đã vấp phải hàng rào cảnh sát dùng vòi rồng và gậy baton để đối phó.
3-12, ba người sáng lập Occupy Central đầu hàng
Ngày 2-12, ba người sáng lập Occupy Central - Benny Tai, Chan Kin-man và Chu Yiu-ming tổ chức một cuộc họp báo nhiều cảm xúc, với lời kêu gọi các sinh viên biểu tình rút lui vì để đảm bảo an toàn của bản thân.
Ngày 3-12, những người sáng lập này tự nộp mình cho cảnh sát. Họ đã được phóng thích và không bị truy tố.
Vị thủ lĩnh biểu tình kết thức 4 ngày tuyệt thực theo lời khuyên của bác sĩ.
11-12, Cảnh sát giải tán Admiralty
Cảnh sát Hong Kong cho biết họ sẽ bắt đầu dọn dẹp vào 9 giờ sáng, giờ địa phương, tại khu vực biểu tình chính gần các tòa nhà chính phủ ở Admiralty.
Cảnh sát cảnh báo sẽ bắt bất cứ ai còn lảng vảng tại khu vực biểu tình chính gần các tòa nhà chính quyền ở Admiralty sau 11 giờ.
Bình luận (0)