Ngày 7-12-2021: Tổng thống Mỹ Joe Biden điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông chủ Điện Kremlin kêu gọi NATO bảo đảm chấm dứt mở rộng sang hướng Đông. Trong khi đó, ông chủ Nhà Trắng dọa áp đặt các biện pháp kinh tế nặng nề nếu Nga tấn công Ukraine.
Ngày 17-1-2022: Nga bắt đầu di chuyển quân đến nước láng giềng phía Bắc của Ukraine là Belarus để tập trận chung.
Ngày 19-1: Mỹ thông báo cung cấp thêm khoản hỗ trợ an ninh 200 triệu USD cho Ukraine.
Quân đội Nga nhảy dù xuống Kharkov TP lớn thứ 2 của Ukraine
Ngày 24-1: NATO thông báo đặt các lực lượng vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, đồng thời tăng cường hiện diện quân sự ở Đông Âu với tàu chiến và máy bay chiến đấu để ứng phó với hành động quân sự của Nga ở biên giới Ukraine.
Ngày 25-1: Nga tiến hành cuộc tập trận với sự tham gia của 6.000 binh sĩ và ít nhất 60 máy bay ở gần Ukraine và tại Crimea.
Ngày 26-1: Mỹ từ chối đóng cánh cửa NATO đối với Ukraine. NATO cũng cho rằng nhiều đòi hỏi an ninh của Moscow là "không thể chấp nhận hoặc phi thực tế".
Ngày 28-1: Tổng thống Putin cho rằng phương Tây đã phớt lờ những quan ngại chính của Nga về sự mở rộng của NATO, đồng thời triển khai hệ thống vũ khí tấn công gần biên giới Nga.
Bản đồ về các địa phương xảy ra tiếng nổ ở Ukraine sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt hôm 24-2 (Đồ họa: CNN - Việt hóa: THANH LONG)
Ngày 2-2: Mỹ thông báo triển khai 2.000 binh sĩ đến Ba Lan và Đức, cũng như đưa thêm 1.000 binh sĩ đến Romania, dẫn đến phản ứng lên án từ Nga.
Ngày 10-2: Nga và Belarus bắt đầu cuộc tập trận chung kéo dài 10 ngày.
Ngày 17-2: Các vụ pháo kích gia tăng dọc chiến tuyến phân chia lực lượng chính phủ và phe ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine.
Ngày 22-2: Tổng thống Putin công nhận độc lập của DPR và LPR tự xưng; triển khai lực lượng vì hòa bình.
Ngày 24-2: Tổng thống Putin ra lệnh tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở vùng Donbass.
Bình luận (0)