Bị tố cáo là nhà tư bản
Trong khi đó, Wahaha Hàng Châu, công ty nước giải khát lớn hàng thứ ba (sau Coca-Cola và Khang Sư phụ Đài Loan) đã đem lại 3,5 tỉ USD cho ông chủ Tống Khánh Hậu trong năm 2011, nâng tài sản ông này lên 10 tỉ USD, theo Forbes, và 12,6 tỉ USD theo tạp chí Báo cáo Hồ Nhuận của Trung Quốc.
Ông Tống Khánh Hậu và các sản phẩm của Wahaha. Ảnh: RUBYROADS
Ông chủ Tống cùng với vợ là bà Thế Ấu Trân và con gái lớn là Tống Phúc Lợi âm thầm vực dậy nhà máy. Quản lý kiểu gia đình là mô hình phổ biến ở Trung Quốc lúc bấy giờ vì người trong nhà bao giờ cũng đáng tin cậy hơn người ngoài, kể cả cán bộ quản lý cao cấp. Tuy nhiên, mặc dù cô Lợi hiện nay là giám đốc thu mua của Wahaha, ông chủ Tống tuyên bố ông chưa có ý định “truyền ngôi” cho con gái.
25 năm sau, Wahaha sở hữu 60 nhà máy ở 29 tỉnh, thành. Ngoài nước giải khát có gaz, thực phẩm dinh dưỡng và sữa bột trẻ em, Wahaha còn sản xuất quần áo trẻ em.
Nhà làm phim tài liệu Nick Rosen của đài BBC trong một lần gặp chủ tịch kiêm tổng giám đốc họ Tống hồi năm ngoái, kể lại tính cách đặc biệt của người giàu nhất Trung Quốc và người giàu thứ 23 thế giới.
Văn phòng làm việc của ông Tống Khánh Hậu nằm trong một tòa nhà vô danh gần nhà ga xe lửa Hàng Châu. Cuộc hẹn được ông chủ Tống tổ chức ngay trong căng tin công ty nơi từ nhân viên đến cán bộ quản lý cao cấp nhất, kể cả ông chủ Tống, đều ăn một khẩu phần chất lượng như nhau.
Lạ và đặc biệt
Từ lâu, ai cũng biết ông chủ Tống là một người nghiện công việc với giai thoại bất cứ mua sắm thứ gì cho văn phòng, kể cả mua một cây chổi, đều phải trình ông duyệt. Cho đến bây giờ, trở thành “đệ nhất đại gia”, ông chủ Tống cũng vẫn còn duyệt ký các khoản mua sắm quan trọng.
Chuyện tiêu xài của ông chủ Tống cũng trở thành một giai thoại trong công ty và trong giới doanh nghiệp. Ông phát biểu trên đài BBC: “Công việc duy nhất của tôi là nghiên cứu thị trường. Thú vui duy nhất của tôi là hút thuốc lá và uống trà Lipton”. Mỗi ngày, ông chỉ xài 20 USD, theo lời ông nói với Nick Rosen.
Hầu như các đại gia Trung Quốc đều làm từ thiện như một phong trào, ngoại trừ đại gia họ Tống này. Ông chưa bao giờ cho tiền làm từ thiện bởi quan niệm của ông về việc làm từ thiện không giống ai.
Theo ông, người nghèo cần làm việc cật lực vì đó là chìa khóa vượt qua số phận của chính mình. Nếu cho tiền người nghèo, họ chỉ biết tiêu xài cho đến hết.
Trong chuyện làm ăn, ông chứng tỏ người Trung Quốc có thể liên doanh với nước ngoài thành công. Ông chọn Tập đoàn Danone, một đại gia trong ngành thực phẩm quốc tế của Pháp, làm đối tác và năm 1996 thành lập 5 nhà máy liên doanh do ông làm chủ tịch với số vốn đầu tư lên đến 70 triệu USD mà Danone nắm tới 51% cổ phần.
Chín năm sau, khi số nhà máy liên doanh lên đến 39 thì Danone tố cáo Wahaha “bí mật sản xuất sản phẩm giống sản phẩm của liên doanh và bòn rút 100 triệu USD của liên doanh”. Ngày 5-6-2007, ông Tống giải tán liên doanh sau khi đạt được một thỏa thuận êm thấm với Danone .
Tuy nhiên, cũng bắt đầu từ đó, xảy ra một loạt sự cố ảnh hưởng đến thanh danh ông chủ Tống sau khi báo chí phát hiện con gái ông nhập quốc tịch Mỹ và vợ chồng ông cũng được cấp thẻ xanh thường trú ở Mỹ.
Năm 2008, ông Tống bị điều tra về tội trốn thuế khoảng 300 triệu nhân dân tệ (42,9 triệu USD), theo tờ Tài chính Bắc Kinh. Trong những năm liên doanh với Danone (từ 1996 đến 2006), ông đã được trả mỗi năm tổng cộng 71 triệu USD tiền lương và tiền chia lãi cổ phiếu. Tuy nhiên, ông khẳng định mình lãnh lương CEO bèo nhất thế giới chỉ có 3.000 euro/tháng.
Bình luận (0)