xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tổng thống đâu phải muốn là được

PHƯƠNG VÕ

Theo một cuộc thăm dò, 68% người Pháp được hỏi phản đối trao chức danh chính thức cho bạn đời của nguyên thủ quốc gia

Mới nhậm chức gần 3 tháng, tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang chứng kiến tỉ lệ ủng hộ sụt giảm sau khi công bố các biện pháp cắt giảm ngân sách, tiến hành cải cách lao động gây tranh cãi và hục hặc với quân đội.

"Đạo đức giả kiểu Pháp"

Một loạt cuộc thăm dò mới nhất công bố vào tuần rồi cho thấy chỉ có từ 36%-54% cử tri hài lòng với những chính sách của nhà lãnh đạo 39 tuổi và tin tưởng ông sẽ giải quyết được những vấn đề của đất nước. Giờ đây, ông còn thêm đau đầu với câu hỏi có nên trao cho vợ mình, bà Brigitte Macron, chức danh chính thức "đệ nhất phu nhân" hay không.

Với hơn 275.000 người đã ký vào một kiến nghị trực tuyến trong 2 tuần qua, câu trả lời của họ là "không". "Không có lý do gì ngân sách quốc gia phải chi trả cho vợ của nguyên thủ quốc gia. Bà Brigitte Macron hiện có một nhóm gồm 2-3 phụ tá, 2 thư ký và 2 nhân viên an ninh. Như thế là đủ rồi" - nhà văn Thierry Paul Valette, tác giả của kiến nghị nói trên, cho biết. Dù vậy, kiến nghị nói rõ đây không phải là động thái nhằm công kích cá nhân bà Macron hoặc năng lực của bà mà chỉ muốn phản đối việc ông chủ Điện Élysée muốn vị trí đệ nhất phu nhân của vợ được danh chính ngôn thuận.

Các nghị sĩ đối lập trước đó cũng phản đối kế hoạch vào thời điểm chính phủ cắt giảm chi phí. Vấn đề đặc biệt gây tranh cãi khi các nghị sĩ Pháp đang đối mặt dự luật cấm họ tuyển dụng bạn đời hoặc người nhà. Hồi tháng 5, một cuộc thăm dò của Công ty YouGov cho thấy 68% người Pháp được hỏi phản đối trao chức danh chính thức cho bạn đời của nguyên thủ quốc gia. 

Theo đài BBC, hiến pháp nước này hiện không trao cho bạn đời của tổng thống chức danh chính thức, cũng như không có văn bản pháp lý nào nói về vấn đề này. Dù vậy, họ thường được cấp một văn phòng bên trong Điện Élysée, 1-2 phụ tá và nhân viên an ninh. Họ cũng xuất hiện bên cạnh tổng thống trong các buổi lễ chính thức và thường tham gia hoạt động từ thiện.

Tổng thống đâu phải muốn là được - Ảnh 1.

Kiến nghị phản đối trao chức danh chính thức đệ nhất phu nhân cho bà Brigitte Macron Ảnh: RT

Khi còn tranh cử, ông Macron đã thông báo ý định lập ra vị trí đệ nhất phu nhân cho người vợ 64 tuổi nhưng hứa không dùng đến tiền đóng thuế của người dân. "Tôi muốn thoát khỏi thói đạo đức giả kiểu Pháp… Người sống cùng bạn phải có một vai trò và được công nhận trong vai trò này" - ông Macron nói với đài TF1 hồi tháng 4. Một trong những hành động đầu tiên sau khi nhậm chức của ông Macron là lập một nhóm chuyên gia xem xét chính thức hóa chức danh đệ nhất phu nhân.

Làm theo kiểu Mỹ?

Mỉa mai thay, "đạo đức giả" chính là những gì tổng thống Pháp bị chỉ trích lúc này. Người ta còn nhớ rằng ông Macron lúc tranh cử cam kết sẽ cấm chính khách tuyển dụng người thân sau vụ đối thủ Francois Fillon bị cáo buộc tuyển dụng khống vợ con với mức lương rất cao. Vì thế, không có gì lạ khi dư luận dậy sóng trước khả năng bà Macron có chức danh chính thức và được trả lương.

Chính phủ Pháp chưa có phản ứng với kiến nghị nói trên. Tuy nhiên, các phụ tá của ông Macron hôm 8-8 cho biết bà Brigitte Macron sẽ không được trao chức danh chính thức "đệ nhất phu nhân" hoặc có ngân sách riêng. Thay vào đó, vai trò của bà sẽ được làm rõ, bên cạnh việc công khai lần đầu tiên số lượng nhân viên làm việc cho phu nhân tổng thống, cũng như chi phí dành cho bà. Hiện kinh phí dành cho hoạt động công khai hoặc từ thiện của bạn đời tổng thống được lấy từ khoản ngân sách thường niên của Điện Élysée (5-7 triệu euro).

Cũng xuất hiện những cáo buộc vợ chồng ông Macron tìm cách sao chép mô hình của Mỹ, nhất là sau khi chứng kiến bà Michelle Obama đóng vai trò rất tích cực trong những năm chồng mình, cựu Tổng thống Barack Obama, làm chủ Nhà Trắng. Chỉ có điều, như đài BBC chỉ ra, vai trò đệ nhất phu nhân Mỹ (gọi tắt là FLOTUS) cũng không phải là chính thức dù được thừa nhận.

Theo trang Wikipedia, danh hiệu FLOTUS lần đầu được thừa nhận trên cả nước là vào năm 1877 khi nhà báo Mary Clemmer Ames nhắc đến bà Lucy Webb Hayes như là "Đệ nhất phu nhân của đất nước" lúc đang tường thuật lễ nhậm chức của ông Rutherford B. Hayes (tổng thống thứ 17 của Mỹ). FLOTUS hiện chỉ đảm nhận những nhiệm vụ lễ nghi nhưng có vị trí nổi bật trong xã hội Mỹ. Bà chủ Nhà Trắng chịu trách nhiệm tổ chức và dự các buổi lễ chính thức, tham gia quốc sự cùng tổng thống hoặc thay mặt tổng thống. Một số FLOTUS còn có ảnh hưởng chính trị nhất định, như trở thành cố vấn quan trọng của ông chủ Nhà Trắng.

Trong số những cựu FLOTUS còn sống, nổi bật là cái tên Hillary Clinton, vợ cựu Tổng thống Bill Clinton. Theo tờ The New York Times, bà là FLOTUS đầu tiên có văn phòng riêng tại cánh Tây Nhà Trắng. Trong khi đó, bà Michelle Obama khi còn là FLOTUS có thời điểm tuyển mộ đến 24 nhân viên, nhiều hơn chút ít so với con số 19 của bà Clinton. Đáng chú ý, theo trang Daily Caller, đương kim FLOTUS, bà Melania Trump, mới có 4 nhân viên. 

Không được chính thức thừa nhận

Không chỉ ở Pháp, chức danh đệ nhất phu nhân (hoặc phu quân) không được chính thức thừa nhận ở nhiều nước khác tại châu Âu, như Anh, Ý, Đức… Còn tại Philippines, đệ nhất phu nhân là chức danh không chính thức và không nhận lương. Dù vậy, nhiều người đóng vai trò tích cực trong chiến dịch tranh cử tổng thống.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo