xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tổng thống Joe Biden "chào sân" thế giới

XUÂN MAI

Tổng thống Joe Biden ưu tiên khôi phục quan hệ với đồng minh châu Âu song song với việc đưa Mỹ trở lại vị trí lãnh đạo toàn cầu

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thổi luồng sinh khí mới vào liên minh xuyên Đại Tây Dương trong bài phát biểu hôm 19-2, kêu gọi Mỹ và châu Âu hợp tác chống lại những mối đe dọa về kinh tế, an ninh từ Trung Quốc và Nga, cùng những thách thức chung như đại dịch Covid-19.

Phát biểu trong Hội nghị An ninh Munich trực tuyến, ông Joe Biden khẳng định Mỹ sẽ trở lại chủ nghĩa đa phương, bao gồm tham gia Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Khép lại chính sách đối ngoại của người tiền nhiệm Donald Trump - rút Mỹ khỏi các hiệp định và liên minh toàn cầu quan trọng, ông Joe Biden nhấn mạnh "Nước Mỹ đã trở lại" và "Liên minh Đại Tây Dương đã trở lại". Thủ tướng Đức Angela Merkel hoan nghênh thông điệp trên trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ sự tin tưởng vào một NATO mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Tổng thống Joe Biden chào sân thế giới - Ảnh 1.

Thủ tướng Đức Angela Merkel tham dự Hội nghị An ninh Munich trực tuyến với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 19-2 Ảnh: REUTERS

Đây là bài phát biểu đầu tiên của ông Joe Biden trước thế giới về chính sách đối ngoại của Mỹ kể từ khi nhậm chức hôm 20-1. Cũng tại hội nghị trực tuyến nói trên, ông Biden khẳng định Washington sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 mà cựu Tổng thống Trump đã từ bỏ nhưng ưu tiên giải quyết các hành động gây bất ổn của Iran trên khắp Trung Đông.

Trước đó vài giờ, ông Joe Biden cũng đã có cuộc họp trực tuyến với các nhà lãnh đạo nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) về đại dịch Covid-19. Ông Biden cho biết Mỹ sẽ chi 4 tỉ USD cho quỹ COVAX, sáng kiến của Tổ chức Y tế thế giới nhằm cải thiện khả năng tiếp cận vắc-xin Covid-19, để mua vắc-xin phân phối cho các nước nghèo.

Theo hãng tin AP, tại cuộc họp G7, ông Biden cũng kêu gọi hợp tác giải quyết các thách thức kinh tế và an ninh quốc gia do Nga và Trung Quốc đặt ra, đồng thời xác định không gian mạng, trí tuệ nhân tạo và công nghệ sinh học là các lĩnh vực cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Tổng thống Biden tuyên bố: "Chúng ta phải cùng nhau chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh chiến lược lâu dài với Trung Quốc". Thủ tướng Đức Merkel cho rằng Mỹ và châu Âu cần một chương trình nghị sự chung về Trung Quốc, song song đó thừa nhận việc đối phó với Trung Quốc sẽ phức tạp hơn vì Bắc Kinh vừa là đối thủ vừa là đối tác trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu.

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng kêu gọi châu Âu và Bắc Mỹ bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ mà theo ông là đang bị thách thức bởi các cường quốc muốn viết lại quy tắc nhằm thu về lợi ích riêng. Phát biểu trong Hội nghị An ninh Munich hôm 19-2, ông Stoltenberg cho rằng: "Sự trỗi dậy của Trung Quốc là vấn đề đối với cộng đồng xuyên Đại Tây Dương, với những hậu quả tiềm tàng về an ninh, thịnh vượng và lối sống của chúng ta".

Theo tờ Straits Times (Singapore), ông Nicholas Burns, giáo sư tại Trường ĐH Harvard và từng là nhà ngoại giao Mỹ, chia sẻ trên Twitter rằng bài phát biểu của Tổng thống Biden định hình vấn đề chính là cạnh tranh với Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, một số nhà phân tích lưu ý rằng các nước châu Âu còn tập trung nhiều hơn vào các vấn đề khác.

Ông Tom Wright, thành viên cấp cao tại Viện Brookings (Mỹ), nhận định Tổng thống Biden cần phát triển và đầu tư một chiến lược châu Âu phức tạp nếu muốn đạt được mức độ hợp tác xuyên Đại Tây Dương như mong muốn. 

Lo ngại Luật Hải cảnh Trung Quốc

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 19-2 bày tỏ lo ngại Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc có thể làm leo thang tranh chấp hàng hải và được sử dụng nhằm thúc đẩy các yêu sách phi pháp. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho hay Washington lo ngại về ngôn ngữ trong Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc, theo đó cho phép lực lượng hải cảnh nước này sử dụng vũ lực, bao gồm lực lượng vũ trang, để thực thi các tuyên bố chủ quyền đơn phương của họ cũng như trong các tranh chấp lãnh thổ và trên biển ở biển Đông và biển Hoa Đông.

Ông Price cho rằng ngôn ngữ trong Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc ngụ ý đe dọa các nước láng giềng trên biển. Ông Ned Price cũng bày tỏ lo ngại Trung Quốc có thể sử dụng luật này để đưa ra các yêu sách hàng hải phi pháp ở biển Đông, vốn từng bị Tòa Thường trực bác bỏ trong phán quyết năm 2016. Người phát ngôn này nhấn mạnh Mỹ tái khẳng định tuyên bố hồi tháng 7 năm ngoái của cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo, theo đó bác bỏ các yêu sách "hoàn toàn phi pháp" của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở hầu hết biển Đông.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo