Theo Tân Hoa Xã, ông Trương đã nói với đại biện lâm thời Daniel Kritenbrink rằng: “Trung Quốc bày tỏ sự phẫn nộ mạnh mẽ và kiên quyết phản đối”.
Cuộc gặp trên đã diễn ra đúng kế hoạch hôm 21-2 tại phòng Bản đồ, kéo dài trong 1 giờ và hoàn toàn riêng tư. Phóng viên không được có mặt và ngay cả đội ngũ phóng viên ảnh của Nhà Trắng cũng không thấy thời điểm Đạt Lai Lạt Ma đến và rời đi.
Nhà Trắng sau đó cung cấp duy nhất một tấm ảnh chụp 2 vị lãnh đạo đang trao đổi với lời chú thích kỹ càng: Chỉ phục vụ thông tin báo chí và/hoặc mục đích cá nhân của những chủ thể trong ảnh. Ảnh không được dùng trong các tài liệu chính trị hoặc thương mại.
Sau cuộc gặp, Nhà Trắng ra thông cáo cho biết Tổng thống Obama thể hiện “sự ủng hộ mạnh mẽ đối với quá trình bảo tồn truyền thống tín ngưỡng, văn hóa và ngôn ngữ độc đáo của Tây Tạng cũng như sự bảo vệ nhân quyền cho người Tây Tạng ở Trung Quốc”.
Ông cũng ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma đấu tranh hòa bình để giành quyền tự trị lớn hơn cho Tây Tạng, đồng thời kêu gọi Trung Quốc nối lại cuộc đàm phán bị đổ vỡ năm 2010 với vị lãnh tụ Phật giáo Tây Tạng.
Cũng trong ngày 21-2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã chỉ định bà Sarah Sewall làm Điều phối viên đặc biệt về các vấn đề Tây Tạng.
Trong khi đó, ông Lobsang Sangay – thủ tướng Tây Tạng lưu vong – ca ngợi Tổng thống Obama vì cuộc gặp lần thứ ba với Đạt Lai Lạt Ma. “Đây là thông điệp mang hy vọng đến cho người dân Tây Tạng. Tiếng nói của họ đang được lắng nghe bởi người có quyền lực nhất thế giới” – ông Sangay nói.
Các nhóm nhân quyền cho hay kể từ khi chính quyền Trung Quốc trấn áp các cuộc biểu tình ở Tây Tạng năm 2008 đến nay đã có ít nhất 125 người Tây Tạng tự thiệu để phản đối.
Đạt Lai Lạt Ma dự định ở lại Mỹ 2 tuần để thực hiện chuyến thuyết giảng. Ông sẽ quay lại Washington DC ngày 7-3 sau khi dừng chân ở bang California và Minnesota.
Bình luận (0)