xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tranh cãi chuyện "boa"... trên máy bay

XUÂN MAI

Việc cạnh tranh tiền "boa" trên máy bay có thể khiến các thành viên phi hành đoàn sao nhãng nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho cả chuyến bay

Tám tiếp viên hàng không làm việc trên chuyến bay đầu tiên trên thế giới vào tháng 5-1930 đều là y tá. Khi đó, tất cả họ được hãng Boeing Air Transport (tiền thân của hãng United Airlines, Mỹ) thuê để bảo đảm sự an toàn cho hành khách trong thời gian đầu hoạt động.

"Bồi bàn trên không"

Khi giao thông hàng không trở nên an toàn hơn trong những thập kỷ sau đó, y tá không cần hiện diện trên các chuyến bay. Tuy nhiên, vai trò chính của các thành viên phi hành đoàn ngày nay vẫn là bảo đảm sự an toàn và an ninh trên chuyến bay ngay cả khi không ít hành khách và hãng hàng không muốn họ đóng vai trò không khác gì nhân viên phục vụ tại các nhà hàng cao cấp.

Vào đầu năm nay, hãng hàng không giá rẻ Frontier Airlines (Mỹ) đã phá vỡ truyền thống đó khi cho phép 2.200 tiếp viên của họ nhận tiền "boa" trực tiếp từ hành khách. Theo đài CBS News, động thái này chấm dứt chính sách chia đều tiền "boa" cho cả tổ bay được áp dụng suốt 3 năm qua. 

"Chính sách này đã mang lại hàng triệu USD tiền "boa", điều đó cho thấy khách hàng đánh giá cao đội ngũ tiếp viên hàng không của chúng tôi như thế nào" - ông Jonathan Freed, phát ngôn viên hãng Frontier Airlines, khẳng định, đồng thời cho rằng bước đi mới sẽ cải thiện hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng.

Dù vậy, sự thay đổi trên diễn ra giữa lúc hãng Frontier Airlines và nhân viên đang căng thẳng về chuyện thương thảo hợp đồng do phía nhân viên đòi tăng lương và những quyền lợi khác, như chế độ chăm sóc sức khỏe tốt hơn và lịch làm việc linh động hơn.

Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, tiếp viên hàng không ở nước này có mức lương trung bình 50.500 USD trong năm 2017. Tuy nhiên, Frontier Airlines không trả lương cho tiếp viên ngang với các hãng khác. 

Theo bà Sara Nelson, Chủ tịch Hiệp hội tiếp viên hàng không Mỹ (AFA), tiếp viên của Frontier Airlines nhận thù lao ít hơn 20%-30% so với đồng nghiệp ở các hãng hàng không đối thủ, như Spirit Airlines.

Tranh cãi chuyện boa... trên máy bay - Ảnh 1.

Một tiếp viên hàng không của hãng Frontier Airlines nhắc nhở hành khách trước giờ cất cánh Ảnh: AP

Tiền lệ nguy hiểm?

Ông Henry Harteveldt, nhà sáng lập Công ty Tư vấn Atmosphere Research (Mỹ), cho rằng việc Frontier Airlines cho phép hành khách "boa" phi hành đoàn khiến tiếp viên hàng không giờ đây không khác gì "bồi bàn trên không". 

Ngoài ra, sự thay đổi về chính sách tiền "boa" nói trên được cho là chỉ mang lại lợi ích cho Frontier Airlines - hãng hàng không lớn thứ 8 tại Mỹ với doanh thu 1,8 tỉ USD vào năm 2017. "Đó là ý tưởng tồi. Đây rõ ràng là một cách để hãng này giảm số tiền phải trả cho tiếp viên hàng không. Giờ đây, họ có thể trả lương thấp hơn cho tiếp viên vì đã có tiền "boa" rồi" - ông Harteveldt nhận xét.

Chuyên gia này cũng lo ngại chính sách mới sẽ gây ra sự cạnh tranh trong môi trường làm việc của tiếp viên hàng không. "Quy định mới có thể khiến các tiếp viên tranh nhau phục vụ khách. Tôi lo ngại chính sách này tạo ra căng thẳng giữa các thành viên phi hành đoàn và ảnh hưởng đến khách hàng" - ông Harteveldt cho hay.

Khác với Frontier Airlines, một số hãng hàng không khác cấm thành viên tổ bay nhận tiền "boa", trong đó có Allegiant Air (Mỹ), hãng có chính sách yêu cầu tiếp viên hàng không từ chối nhận tiền "boa" nếu được hành khách đề nghị. Theo trang Yahoo! Finance (Mỹ), bà Nelson cảnh báo Frontier Airlines đang đặt ra tiền lệ nguy hiểm.

Trong thực tế, tiền "boa" trên máy bay lại ít liên quan đến chất lượng dịch vụ. Thay vào đó, nó làm giảm sự an toàn của cả hành khách và tiếp viên hàng không. Theo trang Bloomberg, mọi người có xu hướng cho tiền "boa" không dựa trên các yếu tố liên quan đến chất lượng phục vụ. Chẳng hạn, nhiều nghiên cứu chỉ ra khách hàng có xu hướng "boa" cho nhân viên phục vụ có ngoại hình quyến rũ hơn.

Không có gì ngạc nhiên khi ngành công nghiệp nhà hàng là nơi có nhiều khiếu nại về nạn quấy rối tình dục hơn bất kỳ ngành nào khác. Tỉ lệ nhân viên được "boa" bị khách quấy rối cao hơn những người không được nhận khoản tiền này. 

Cho đến nay, các hãng hàng không vẫn chưa nghiên cứu xem liệu điều tương tự có xảy ra trên các chuyến bay hay không. Tuy nhiên, hồi năm ngoái, theo AFA, hơn 2/3 tiếp viên hàng không từng bị quấy rối tình dục trong quá trình làm việc, từ đó gây ra rủi ro về an toàn và an ninh của cả chuyến bay. Đó là một trong những lý do Nhà Trắng gần đây thông báo thành lập một lực lượng đặc nhiệm để xem xét vấn đề hành khách có hành vi không đúng đắn trên máy bay.

Chưa hết, tiền "boa" có thể làm tiếp viên hàng không sao nhãng những nhiệm vụ quan trọng để tập trung cung cấp những dịch vụ có thể giúp họ kiếm thêm tiền. Một nghiên cứu hồi năm 2009 cho thấy các thành viên phi hành đoàn gặp trở ngại trong việc cân bằng giữa các nhiệm vụ an toàn và an ninh với vai trò phục vụ trên máy bay sau sự kiện khủng bố 11-9-2001. Việc khách hàng thường xuyên "boa" cho tiếp viên có thể khiến nỗ lực cân bằng này thêm khó khăn. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo