xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tranh cãi quanh sự "vô tư nguy hiểm" của Đức

Đỗ Quyên (Theo BBC)

(NLĐO)- Đức từ lâu đã bị chỉ trích vì chính sách thắt lưng buộc bụng. Tuy nhiên, đất nước được mệnh danh là tác giả của chính sách khắc khổ ngột ngạt này lại đang nhận được ca ngợi vì sự hào phóng.

 

img

Người thân của em bé Syria Aylan Kurdi tiễn đưa em về nơi an nghỉ cuối cùng ở quê nhà. Bức ảnh cậu bé chết trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến thế giới chấn động. Ảnh: Reuters

 

Qua cuộc khủng hoảng nhập cư lần này, không chỉ chứng minh đạo đức lãnh đạo đáng tôn trọng, người Đức còn thể hiện lòng tốt tuyệt vời với người tị nạn.

Không chỉ là sự hào phóng

Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi sự chào đón của người Đức đối với người nhập cư là “ngoạn mục”.

Không nhiều nước châu Âu mà người ta có thể bắt gặp những người tị nạn hồ hởi hô vang: “Người ti nạn được chào đón ở đây”.

Điều mà nước Đức làm được thực sự không chỉ là sự hào phóng. Thủ tướng Merkel đã công khai xác nhận rằng con số 800.000 người tị nạn đang tới Đức “sẽ cần được xem xét để tăng lên”.

Theo phó thủ tướng Đức, nước này sẽ đón 500.000 người tị nạn mỗi năm trong vài năm tới. Berlin cũng cho biết chi phí ban đầu để trang trải cho những người tị nạn mới và khoảng 6 tỉ euro.

Từ lâu, Thủ tướng Merkel tin rằng di sản của bà được quyết định bởi số phận của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Giờ đây có thể nói thêm rằng khủng hoảng di cư sẽ làm nên những năm nắm quyền của nữ thủ tướng quyền lực nhất châu Âu. Bà đã hình thành lòng hiếu khách của nước Đức qua lăng kính lịch sử: “Tôi hạnh phúc vì ngày nay Đức trở thành quốc gia mà nhiều người bên ngoài có thể tìm được h vọng”.

Tuy nhiên, thực tế là những lời chỉ trích vẫn đang dâng cao. Không ít người cho rằng Berlin đang thể hiện vai trò lãnh đạo nhưng đó là “sự vô tư nguy hiểm”. Hệ quả của sự “hào phóng” của Đức có thể kích động một làn sóng di cư toàn cầu mà châu Âu không thể kiểm soát được. Đức đã hiểu sai sức mạnh của truyền thông và toàn cầu hóa?

Khi Đức nói rằng sẽ xử lý những người tìm kiếm tị nạn ở bất cứ nơi nào khi họ tới EU, điều này chuyển tại thông điệp mạnh mẽ rằng các giới hạn đi lại sẽ được nới lỏng. Chính sách này nhằm vào những người Syria và Iraq trốn chạy khỏi chiến tranh ở quê nhà. Tuy nhiên, trên những con đường, những chuyến tàu qua châu Âu có hàng ngàn người “không liên quan” nhưng lại coi đâu là cơ hội để tới châu Âu đổi đời. Trong đó có người Pakistan, Bangladesh và Nigeria. Không những thế, tín hiệu phát ra từ nước Đức có thể được hàng loạt người tị nạn coi là cơ hội có một không hai và họ sẽ di cư ồ ạt vì sợ rằng "cánh cửa có thể đóng lại bất cứ lúc nào".

Hundreds of migrants walk along the motorway in Budapest (4 September)

Bị chặn đường tàu ở Hungary, người di cư quyết đi bộ qua biên giới. Ảnh: Reuters

 

Rất khó để xác định tỉ lệ những người tới châu Âu thuộc thành phần nào. Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc (LHQ), khoảng 50% người tới châu Âu bằng đường biển là từ Syria. Con số này có thể cao hơn đối với tuyến đường bộ phía bắc từ Hy Lạp.

Nỗi lo lắng ở Berlin

Chính phủ Đức cố gắng trấn an công luận rằng họ không chấp nhận những kẻ trà trộn vào những đối tượng tị nạn thực sự. Tuy nhiên, điều này chẳng hề dễ dàng. Liệu châu Âu có thể trục xuất những người tị nạn từ Pakistan, Bangladesh hay Nigeria về nhà? Liệu Đức có thể mạnh tay tàn nhẫn với những người tị nạn từ tây Balkan, Kosovo và Albania.

Một số chính trị gia châu Âu, chủ yếu là từ cánh hữu, đã phản đối kịch liệt. Lãnh đạo Hungaria Viktor Orban cho rằng Đức đang hành động vì lợi ích kinh tế của chính mình mà ít quan tâm tới phần còn lại của châu Âu. Ở Pháp, Chủ tịch đảng cực hữu Mặt trận Dân tộc Pháp Marine Le Pen nói rằng: “Đức có thể nghĩ tới tình trạng nhân khẩu học đang suy yếu của mình và có thể họ đang cố rằng hạ thấp lương một lần nữa”.

Thực ra, trong lòng nước Đức cũng có sự quan ngại về con đường họ đã chọn, nhưng nó không thể hiện một cách ồn ào. Đảng Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) trong liên minh cầm quyền của Đức cho rằng Thủ tướng Angela Merkel nói rằng chính sách nới lỏng quy định đi lại là “một quyết định sai lầm”.

Lãnh đạo CSU Horst Seehofer khẳng định: “Không có xã hội nào có thể đương đầu với vấn đề như vậy (khủng hoảng nhập cư)”.

Thế nên, “phía sau cánh gà”, Đức đang gây áp lực lớn tới các nước khác nhằm chia sẻ gánh nặng này, theo BBC. Thủ tướng Đức thuyết phục Tổng thống Pháp Francois Hollande gạt bỏ sự chần chừ. Nữ thủ tướng Đức cũng “nhấn nhá” Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy nên nới lỏng “quota” tiếp nhận người tị nạn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo