Theo Washington Post, các nhà lãnh đạo chỉ kêu gọi đặt nền móng cho một trật tự thế giới khi họ bị thuyết phục rằng quốc gia của họ sẽ chi phối nó. Đó là sự thật đối với cựu tổng thống (TT) George H.W. Bush năm 1991 và đó là sự thật ngày nay đối với Thủ tướng Putin, TT Medvedev và những vị khác trong giới lãnh đạo của Nga.
Thời điểm của Nga đang đến
Nhiệm kỳ mà cựu TT Mỹ Bush cha giành chiến thắng quân sự ở Kuwait đang được các giới chức Kremlin sử dụng để chứng tỏ rằng thời điểm Mỹ nắm quyền thống trị thế giới đã qua rồi và thời điểm của Nga đang đến một cách nhanh chóng.
Với nhiều lý do khác nhau, ông Putin rất có thể sẽ tạo cho thế giới một hình dáng khác như ông Bush đã làm. Tháng trước, ở Berlin, TT Medvedev đã cung cấp một vài chi tiết về các dự định của Nga. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã vạch ra một chương trình thay đổi đầy tham vọng trong thời đại mới hợp tác đa cực và lãnh đạo tập thể trong các vấn đề của thế giới.
Ông Lavrov nói: “Một trật tự thế giới mới không thể được đặt trên cơ sở khuôn mẫu Anglo-Saxon mà một số người đã cố gắng thực hiện cho phần còn lại của thế giới”. Nó sẽ bao gồm cả việc “triệt tiêu việc hình thành chiến tranh lạnh vì sự an ninh của châu Âu”. Ông đã đề xuất tổ chức Hội nghị An ninh châu Âu để kết hợp Mỹ, Nga, Liên minh châu Âu và các tổ chức khác trong khu vực, như NATO, lại với nhau nhằm mục đích thiết lập những sự kiểm soát mới về quân đội và các liên minh trong “không gian châu Âu – Đại Tây Dương”.
Ý tưởng này sẽ không thu hút chính quyền TT Bush cũng như vị kế nhiệm của ông sau này. Theo Washington Post, ý định này của Nga là nhằm giảm đi tầm quan trọng của Mỹ và NATO trong vấn đề an ninh của châu Âu. Thế nhưng, nó phản ánh nhận thức rõ ràng của các nhà lãnh đạo nước Nga rằng phần còn lại của thế giới đã nhìn thấy họ như một “quyền lực phủ quyết” thường xuyên nói không với sự mở rộng NATO, độc lập của Kosovo hoặc sự can thiệp của thế giới ở Darfur. Các vị lãnh đạo ở Nga đã kết luận rằng dưới thời TT Medvedev, họ cần bắt đầu đưa ra nhiều đề nghị nghe có vẻ tích cực hơn.
Cũng theo Washington Post, vai trò của TT Medvedev hiện bao gồm sự trình diễn hơn là thực chất. Ông đã không thể chỉ định một cố vấn riêng về chính sách đối ngoại, trong khi Thủ tướng Putin cắt cử Yuri Ushakov, vị đại sứ làm việc có hiệu quả ở Washington sắp mãn nhiệm, làm cố vấn ngoại giao của mình.
Liệu Nga có sử dụng ưu thế về vũ khí của mình để xác lập một trật tự thế giới mới? |
Ngoại trưởng Lavrov cũng đã phê phán chung chung rằng TT Medvedev đã lên tiếng nói về các thị trường tài chính của Mỹ và ảnh hưởng của chúng đối với kinh tế thế giới. Một trật tự kinh tế thế giới mới “cũng phải đa cực và phải bao gồm sự phân bố tài chính và các nguồn tài nguyên quốc gia một cách công bằng” – ông Lavrov nói.
Mỹ cũng e dè
Cả hai ứng cử viên TT Mỹ hiện nay đều dường như không nhận thức đầy đủ về vấn đề lớn nhất mà chính sách đối ngoại của Mỹ quan tâm là gì – khả năng gây nguy hiểm của Nga hoặc tăng cường an ninh nước nhà.
Bất chấp vị thế đã bị thu nhỏ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Nga đang một mình sở hữu những vũ khí có thể phá hủy Mỹ, một khu liên hợp công nghiệp quân sự gần ngang bằng với Mỹ trong việc xuất khẩu vũ khí, số lượng vật liệu hạt nhân khổng lồ khó có thể có đang được bọn khủng bố săn tìm và nguồn dự trữ dầu và khí đốt thiên nhiên lớn nhất hành tinh.
Ngoài ra, Nga vẫn còn là quốc gia có lãnh thổ lớn nhất thế giới, nằm cả ở Tây và Đông, nơi gặp nhau của các nền văn minh trái ngược nhau, với năng lực chiến lược, từ châu Âu, Iran và các nước Trung Đông khác đến Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Afghanistan và thậm chí cả châu Mỹ Latinh. Xem xét tất cả những yếu tố đó thì nền an ninh của Mỹ, theo International Herald Tribune, có thể phụ thuộc vào Nga nhiều hơn là sự phụ thuộc của Nga vào Mỹ.
Thế nhưng, quan hệ Nga – Mỹ ngày nay đang tồi tệ hơn cả trong vòng 20 năm nay. Mối quan hệ này bao gồm nhiều cuộc xung đột nghiêm trọng như trong thời kỳ chiến tranh lạnh – giữa hai bên, Kosovo, Iran, Georgia, Ukraine, Venezuela, sự mở rộng NATO, phòng thủ tên lửa, cơ hội sử dụng dầu mỏ và chính sách đối nội của Kremlin; đồng thời giảm đi sự hợp tác thực sự, đặc biệt là trong những vấn đề bức thiết liên quan đến vũ khí hạt nhân. Thậm chí nền hòa bình lạnh lùng hiện nay cũng có thể còn nguy hiểm hơn trước đây.
Đôi chân đất sét của nền kinh tế Nga được cho là đang xem xét việc hợp nhất các nhà xuất khẩu khí đốt thiên nhiên khác vào một tổ chức quốc tế tương tự như Tổ chức Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Venezuela và Iran cũng đang thúc đẩy ý tưởng này. Việc xuất khẩu năng lượng đã đem về cho Nga rất nhiều dự trữ ngoại tệ. Nhưng sự bùng nổ nguồn tài nguyên thiên nhiên này che giấu thực trạng chung không phát triển được các khu vực khác của nền kinh tế. Nền công nghiệp Nga đình trệ trong khi lạm phát hằng năm lên đến 12%. Các cuộc cải cách được đưa ra vào thập niên 1990 dưới thời cựu thủ tướng Yegor Gaidar đã đem lại tăng trưởng ở Nga đến 10%. Hiện nay, dưới thời hai ông Putin và Medvedev, con số đó đã giảm xuống đến khoảng 7%. Nói tóm lại, nền kinh tế Nga có đôi chân đất sét sẽ ngăn cản Kremlin thực hiện một trật tự thế giới mới lâu dài. Chính quyền Mỹ kế tiếp sẽ cho Nga thời gian đủ để chứng tỏ điều đó một lần nữa. |
Bình luận (0)