xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Triều đại Mubarak

THẢO HƯƠNG

Khi việc điều hành đất nước trở thành chuyện nội bộ của gia đình tổng thống, dư luận nghi ngờ ông Mubarak muốn lập một triều đại mới ở Ai Cập

Tháng 6-2005, nhật báo Anh The Times số chủ nhật tiết lộ, giữa Tổng thống Hosni Mubarak và đệ nhất phu nhân Suzanne Mubarak đã nổ ra một cuộc tranh cãi quyết liệt. Đề tài gây xung khắc là chuyện có nên chuyển giao quyền lực cho Gamal, cậu con trai út mà bà Suzanne rất cưng chiều.

 
Theo tờ The Times, bà Suzanne cố gắng thuyết phục ông Mubarak, lúc đó đã 78 tuổi,  rút lui mở đường cho Đảng Dân chủ quốc gia (NPD) của ông Mubarak tiến cử ứng cử viên Gamal Mubarak, 41 tuổi, cho cuộc bầu cử tổng thống  vào tháng 9.
img
Gamal Mubarak. Ảnh: M.E.O
 
Ông Mubarak đã từ chối thẳng thừng. Ông viện lý do nghe rất hợp lý: "Ai Cập là một nước cộng hòa. Không có chuyện cha truyền con nối. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra".
 
Đằng sau sự từ khước ấy là gì? Thật ra không phải ông Mubarak là một người cộng hòa 100%. Ông cũng từng tính đến chuyện trao quyền cho con. Nhưng chứng kiến người tiền nhiệm Anwar Sadat chết thảm năm 1981 và bản thân cũng bị ám sát hụt mấy lần, ông Mubarak sợ cho mạng sống con trai mình. Vả lại, vốn mang ảo tưởng "không ai có thể thay thế mình", ông Mubarak chưa muốn về vườn sớm.
 
Bắt chước Syria?
 
Vấn đề kế thừa tổng thống theo kiểu "cha truyền con nối" ở Ai Cập thật ra đã được đặt ra từ năm 2000. Lúc bấy giờ ở Syria, Tổng thống Hafiz al-Asad đã sửa đổi hiến pháp hạ tuổi người kế vị tổng thống từ 40 xuống còn 34, tạo điều kiện cho con trai ông là Bashshar al-Asad lên làm tổng thống sau khi ông qua đời về bệnh tim năm 2000.
 
Trước lời đồn đại Gamal có thể thừa kế cha, hai tuần trước khi Tổng thống Hafiz al-Asad mất, ông Mubarak dõng dạc tuyên bố trên nhật báo Tây Ban Nha El Pais: "Chúng tôi không phải chế độ quân chủ. Chúng tôi là một nước cộng hòa. Vì vậy xin đừng so sánh với các nước khác trong khu vực".
 
Tuy nhiên, lời phủ nhận của ông Mubarak không đánh tan được mối nghi ngờ. Trên tạp chí Trung Đông số mùa xuân 2001, tác giả Daniel Sobelman cho rằng kịch bản Syria hoàn toàn có thể lập lại ở Ai Cập bởi có một ứng viên rất tiềm năng: Gamal Mubarak.
 
Theo tác giả, không phải tự nhiên mà cái tên Gamal nổi lên như cồn trong giới thượng lưu Ai Cập. Tốt nghiệp trường đại học Mỹ ở Cairo với bằng MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh), Gamal nhanh chóng trở thành một thủ lĩnh trong giới doanh nhân sau khi làm lãnh đạo tại các chi nhánh ngân hàng Bank of American ở Cairo và London chuyên về đầu tư tài chính.
 
Tuy không chính thức, Gamal từng làm cố vấn kinh tế của tổng thống, người phát ngôn của cơ quan tư vấn kinh doanh Mỹ-Ai Cập và quan trọng hơn hết, được bầu vào ban tổng thư ký đảng cầm quyền NPD. Ngày 17-9-2002, Gamal chính thức được giao nhiệm vụ "phụ trách định hướng chính trị nội bộ đảng" và trở thành nhân vật thứ ba của NPD. Chức vụ này được chính Tổng thống Mubarak tuyên bố tại hội nghị NPD lần thứ 8. Lúc đó Gamal mới 39 tuổi. Trong bài diễn văn đọc trước đại hội, ông Mubarak giải thích rằng việc bổ nhiệm này là "một bảo đảm cho việc chuyển giao trách nhiệm một cách trơn tru từ thế hệ này sang thế hệ khác".
img
Gia đình ông Mubarak: (từ trái sang phải) Alaa (con trai trưởng), bà Suzanne, ông Mubarak và Gamal. Ảnh: AFP
 
Nhổ gai
 
Các dấu hiệu ngày càng rõ hơn khi Tổng thống Mubarak thường dẫn Gamal theo trong các chuyến công du nước ngoài, đặc biệt ở Washington, thủ đô nước Mỹ. Tháng giêng 2001, Gamal từng thay mặt chính phủ tiếp cựu tổng thống Bill Clinton khi ông này viếng thăm Cairo. Tháng 5-2006, mặc dù chẳng có chức vụ nào trong chính phủ, Gamal vẫn tiếp Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney, Ngoại trưởng Condoleezza Rice và Cố vấn An ninh quốc gia Stephen Hadley trong những lần họ công du Ai Cập.
 
Cũng trên tạp chí Trung Đông, tác giả Sobelman còn tiết lộ rằng con đường trở thành vị tổng thống dân sự đầu tiên của Gamal đã được ông Mubarak phát quang khi ông loại bỏ thống chế Muhammad Abd al-Halim Abu-Ghazala một cách khôn khéo.
 
Ai Cập dưới trào ông Mubarak không có phó tổng thống. Nhân vật số hai đứng sau ông Mubarak là thống chế Abu-Ghazala làm bộ trưởng quốc phòng từ thời cố tổng thống Anwar Sadat. Dẫn lời một nhà ngoại giao giấu tên, nhà báo Sobelman cho biết: "Trong con mắt của người dân Ai Cập, ông Abu-Ghazala là một nhân vật đắc nhân tâm có tầm cỡ quốc gia". Cảm thấy không an tâm với "cái gai" nguy hiểm đó, tháng 4-1989, ông Mubarak bất ngờ rút ông Abu-Ghazala về phủ tổng thống làm cố vấn.
 
Tân bộ trưởng quốc phòng thay thế ông Abu-Ghazala là Yusuf Sabri Abu-Talib, một nhân vật chẳng có mấy tiếng tăm. Cuộc thuyên chuyển đột ngột này được báo chí của chính quyền giải thích rằng đây là "một chuyện bình thường trong một chế độ dân chủ, không có gì mờ ám". Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau, ông Abu-Talip tiếp tục bị thuyên chuyển nhường ghế cho thống chế Muhammad Husayn at-Tantawi. Trong khi đó, ông Abu-Ghazala đệ đơn từ chức vào đầu năm 1993 và biến mất khỏi chính trường Ai Cập từ lúc đó.
 
Mộng không thành
 
Tháng 2-2005, Tổng thống Mubarak ra lệnh sửa đổi điều khoản 76 hiến pháp Ai Cập cho phép nhiều ứng viên tranh cử tổng thống từ mùa bầu cử tháng 9-2005.  Ai cũng nghĩ đây là một nước cờ nhằm hợp thức hóa ứng viên Gamal Mubarak, người sẽ dễ dàng đắc cử bởi đằng sau Gamal là bộ máy hùng hậu của đảng cầm quyền NPD và một làng báo hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền.
 
Thế nhưng, như đã nói ở trên, năm đó ông Mubarak chưa chịu buông ghế và tái đắc cử trong một cuộc bầu cử bị phe đối lập tố giác gian lận trâng tráo. Ông cố gắng bám ghế cho đến đầu năm nay.
 
Tổng thống Tunisia bị lật đổ  tạo nguồn cảm hứng cho nhân dân Ai Cập xuống đường từ 25-1 đòi tổng thống từ chức và cải tổ chính trị kinh tế đã khiến mưu đồ lập triều đại Mubarak bất thành.
 
Kỳ tới: Gia đình Mubarak đang ở đâu?
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo