Song song đó, ông Vương cũng kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc ngừng các cuộc tập trận để xoa dịu. Cụ thể, ông Vương nói: “Trung Quốc đề xuất bước đầu tiên là Triều Tiên đình chỉ các hoạt động hạt nhân và tên lửa để đổi lại việc ngừng các cuộc tập trận quy mô lớn giữa Mỹ và Hàn Quốc”.
Ông Vương cho rằng sở hữu vũ khí hạt nhân không chắc bảo đảm an ninh nhưng dùng vũ lực cũng không giải quyết được vấn đề. Với đề xuất “đình chỉ kép” này, ông Vương hy vọng có thể giúp đưa các bên trở lại bàn đàm phán. Tuyên bố trên được ông Vương đưa ra tại họp báo bên lề Hội nghị Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc.
Vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo hôm 6-3 Ảnh: RODONG SINMUN
Sau khi Triều Tiên bắn tên lửa vào bờ biển Tây Bắc Nhật Bản, Mỹ bắt đầu chuyển các bộ phận đầu tiên trong tổ hợp phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tới Hàn Quốc ngay tối 6-3. Về phía Bắc Kinh, nước này lên tiếng phản đối việc triển khai THAAD và nói rằng nó phá hủy cân bằng an ninh khu vực.
Theo báo The Washington Post ngày 7-3, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết vụ phóng tên lửa là diễn tập tấn công các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản. “Nếu Mỹ hay Hàn Quốc chỉ tạo ra một ngọn lửa ở đất Triều Tiên, chúng tôi cũng sẽ đập tan mầm mống khiêu khích bằng tên lửa hạt nhân” – KCNA cho biết.
Khi nghiên cứu các bức ảnh do Triều Tiên công bố, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở bang California – Mỹ cho rằng những quả tên lửa của Triều Tiên trong vụ phóng ngày 6-3 có thể là Hwasong, bản nâng cấp của loại tên lửa Scud.
Ông Jeffrey Lewis, Giám đốc Chương trình Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân tại Đông Á thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury, nghĩ rằng vụ phóng thử nhằm đánh giá tốc độ triển khai các đơn vị tên lửa..
Theo ông Lewis, các tên lửa Scud phiên bản nâng cấp có thể được sản xuất với chi phí thấp hơn các loại tên lửa tầm trung khác trong kho vũ khí của Triều Tiên.
Ảnh: KCNA
Ảnh: KCNA
Điều này có thể đáng lo ngại với cho các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc, không chỉ vì Triều Tiên có thể phóng cùng lúc hàng loạt tên lửa này mà còn bởi tốc độ bắn có thể rất khó ứng phó, ngay cả với hệ thống phòng thủ của Mỹ.
Được thiết kế để bắn hạ các tên lửa đang bay đến nhưng theo các chuyên gia, THAAD khó đánh chặn các tên lửa liên tiếp phóng đến - như vụ thử ngày 6-3 của Triều Tiên.
Ngoài ra, Kesley Davenport, giám đốc tổ chức Chính sách Không phổ biến vũ khí thuộc Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí (ACA - Mỹ), cho hay Bình Nhưỡng cũng có thể phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm với hướng di chuyển ra ngoài phạm vi kiểm soát của hệ thống radar THAAD.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un có mặt ở bãi phóng hôm 6-3. Ảnh: KCNA
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un giám sát vụ phóng tên lửa. Ảnh: RODONG SINMUN
Các bộ phận đầu tiên của THAAD được chuyển đến căn cứ không quân Osan của Hàn Quốc vào đêm 6-3
Đoạn clip Triều Tiên phóng tên lửa. Nguồn: Daily Mail
Bình luận (0)