xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung - Mỹ bất đồng về biển Đông

HOÀNG PHƯƠNG

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định Washington muốn xây dựng mối quan hệ đối tác hợp tác với Bắc Kinh

Cuộc gặp dự kiến giữa Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Phó  Chủ   tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 5-9 đã bị nước chủ nhà hủy vì “những lý do lịch trình đột xuất”. Ngoài việc hủy cuộc gặp với bà Clinton, phía Trung Quốc còn hủy luôn cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và một quan chức Nga, dự kiến cũng diễn ra trong ngày 5-9. Không có lý do cụ thể nào được đưa ra cho quyết định này.

Trước đó, bà Clinton đã có cuộc gặp với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì  và một số quan chức cấp cao khác của Trung Quốc với nội dung bao trùm là vấn đề biển Đông. Tại cuộc  họp báo chung với người đồng cấp Dương Khiết Trì hôm 5-9, bà Clinton nhắc lại lời kêu gọi Trung Quốc và ASEAN đạt thỏa thuận về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) nhằm ngăn căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ leo thang. 
 
img
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tiếp Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm 5-9. Ảnh: THX, REUTERS
 
Bà Clinton cũng muốn Bắc Kinh đàm phán với các nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền ở biển Đông thông qua cơ chế đa phương và  hy vọng tất cả các bên sẽ đạt được tiến triển ý nghĩa về vấn đề này trước khi Hội nghị cấp cao Đông Á dự kiến diễn ra tại Campuchia vào tháng 11 tới.

Đáp lại, theo hãng tin AP, ông Dương Khiết Trì nhắc lại lập trường của Trung Quốc sẵn sàng thảo luận về vấn đề biển Đông thông qua các cuộc đối thoại song phương.  Ông cũng tỏ ra lạnh nhạt trước ý tưởng đạt được một thỏa thuận nào đó trước tháng 11. Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách xoa dịu nỗi lo của Mỹ và nhiều nước khác khi tuyên bố rằng sự tự do và an toàn hàng hải ở biển Đông “luôn được bảo đảm”.

Ngoài vấn đề biển Đông, hai bên cũng không thu hẹp được khoảng cách về cách thức chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Syria dù vẫn cam kết làm việc cùng nhau.
 
Bà Clinton khẳng định Washington muốn xây dựng một “mối quan hệ đối tác hợp tác” với Bắc Kinh và mối quan hệ này đóng vai trò quan trọng trong chính sách tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Mỹ cũng phủ nhận những cáo buộc rằng chính sách nói trên là nhằm kiềm chế Trung Quốc và nói thêm rằng chính quyền của Tổng thống Barack Obama không muốn “cạnh tranh không lành mạnh”.
 
Trong khi đó, Philippines đã hoan nghênh lời kêu gọi về một giải pháp hòa bình cho vấn đề biển Đông của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Website tin tức Inquirer.net hôm 4-9 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho rằng việc bà Clinton ủng hộ việc thông qua COC là mục tiêu mà nước này cũng đang tìm kiếm.
 
Ông Gazmin tuyên bố: “Chúng tôi lâu nay vẫn tìm cách hoàn tất COC. Một bộ quy tắc như thế sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra bất kỳ cuộc va chạm nào trong khu vực”. Ông Gazmin nhắc lại lời kêu gọi ASEAN đoàn kết mà bà Clinton đã đưa ra để “có thể đương đầu với một nước lớn” và theo đuổi một giải pháp thống nhất cho vấn đề biển Đông.
 

Thời điểm chín muồi để hoàn tất COC

Hội nghị quốc tế về biển Đông lần thứ hai do Viện Nghiên cứu biển Malaysia (MIMA) tổ chức diễn ra trong 2 ngày 4 và 5-9 tại thủ đô Kuala Lumpur, với sự tham dự của gần 150 học giả, chuyên gia nghiên cứu, nhà ngoại giao đến từ 20 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
 
Với chủ đề “Những phát triển địa chiến lược và triển vọng quản lý tranh chấp”, hội nghị đã tập trung vào 6 phần chính, bao gồm vấn đề tranh chấp ở biển Đông và ảnh hưởng đối với môi trường an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đánh giá tình hình địa chính trị hiện nay ở biển Đông, luật pháp quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp, các giải pháp lâu dài và thảo luận nhóm về hướng giải quyết tranh chấp.

Viện trưởng MIMA, Phó Chuẩn Đô đốc Ahmad Ramli, đã nhấn mạnh tranh chấp lãnh thổ và tuyên bố chủ quyền chồng lấn là nguyên nhân gây căng thẳng, đe dọa dẫn tới xung đột và đe dọa hòa bình, ổn định, đoàn kết giữa các bên có quyền lợi trong khu vực. Các đại biểu thảo luận về việc xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở biển Đông (COC) cho rằng đây là thời điểm chín muồi để ASEAN và Trung Quốc bàn thảo với nhau nhằm sớm hoàn tất bộ quy tắc này. Theo TTXVN, các đại biểu đánh giá cao vai trò của ASEAN cho rằng ASEAN đã đi đúng hướng khi thúc đẩy xây dựng COC.

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao Nguyễn Hùng Sơn đã đề xuất các lĩnh vực hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc cũng như các bên có liên quan để giúp ổn định khu vực, bao gồm việc hướng dẫn bổ sung để thực hiện Tuyên bố Về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC); bắt đầu đối thoại về soạn thảo COC; tham gia vào đối thoại và hợp tác để thúc đẩy sự hiểu biết chung về Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 và đạt được sự hài hòa trong ứng dụng và thực hiện; khuyến khích quan hệ song phương, giúp quản lý tình hình chung, bao gồm các tranh chấp lãnh thổ. Theo ông Sơn, ASEAN và Trung Quốc cần phải sẵn sàng thu hẹp khoảng cách hiểu biết về môi trường chiến lược cũng như cơ chế pháp lý để thúc đẩy hợp tác hiệu quả.
 
Lục San

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo